Phiếu trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 12 kết nối Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức

BÀI 5. TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Có bao nhiêu lực lượng vũ trang ở địa phương?

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 2: Bộ đội địa phương do cơ quan nào trực tiếp chỉ huy?

A. chính quyền địa phương.

B. Bộ quốc phòng.

C. Bộ Tổng tham mưu.

D. Cơ quan quân sự địa phương.

Câu 3: Lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương là

A. Bộ đội biên phòng.

B. Công an cấp tỉnh.

C. Dân quân tự vệ.

D. Bộ đội địa phương.

Câu 4: Lực lượng vũ trang ở địa phương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Quốc hội nước Việt Nam.

D. Chính phủ Việt Nam.

Câu 5: Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?

A. Lực lượng dự bị và lực lượng rộng rãi.

B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

C. Lực lượng quân sự và lực lượng an ninh nhân dân.

D. Lực lượng thường trực và lực lượng đánh địch tại chỗ.

Câu 6:Dân quân được tổ chức ở:

A. Xã, phường, thị trấn.

B. Cơ quan, tổ chức nhà nước.

C. Xã, phường, cơ quan nhà nước.

D. Xã, Phường, đơn vị sự nghiệp.

Câu 7: Lực lượng dự bị động viên gồm:

A. Quân nhân thường trực và phương tiện kỹ thuật

B. Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật

C. Quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên kỹ thuật

D. Sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội, công an

Câu 8: Một trong những nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương là

A. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

B. Phụ thuộc vào Đảng và nhà nước.

C. Thụ động trong chiến tranh và lao động.

D. Sẵn sàng hy sinh bảo vệ tài sản cá nhân.

Câu 9: Nhân dân địa phương đã từng tham gia phong trào nào được chi viện sức người sức của cho tiền tuyến?

A. Hoạt động phân tán nhỏ, lẻ, xen cái với địch.

B. Đồng bào vùng lên khởi nghĩa 

C. Phong trào Cần Vương 

D. Thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người 

Câu 10: Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là ngày nào?

A. 19/10/1946

B. 19/10/1945

C. 30/4/1945

D. 22/12/1946

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nhân tố nào quyết định sự ra đời, trưởng thành, phát triển của lực lượng địa phương?

A. Sự lãnh đạo của Đảng.

B. Sự quản lí của nhà nước.

C. Sự chỉ huy của Bộ Quốc Phòng.

D. Chiến lược của Tổng cục tham mưu.

Câu 2: Đặc điểm của dân quân tự vệ là gì?

A. Là lực lượng tự phát, do địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương

B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác

C. Là lực lượng bao gồm các công dân thuộc mọi độ tuổi

D> Là lực lượng bảo vệ cả nước

Câu 3: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là phải?

A. Phát huy sức mạnh của toàn dân tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.

B. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, trình độ kỹ chiến thuật tốt, sẵn sàng chiến đấu cao.

C. Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.

D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Câu 4: Lực lượng dự bị động viên được huy động khi nào?

A. Bất cứ khi nào

B. Khi có việc cần xử lí ở tổ dân phố

C. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ

D. Khi có mâu thuẫn ở công ty tư nhân

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam?

A. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương

B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác

C. Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

D. Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân…

Câu 6: Dân quân tự vệ có nhiệm vụ tăng cường cho quân đội để làm gì?

A. Luôn bổ sung cho quân đội để chiến đấu và tải thương.

B. Bổ sung, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

C. Trực tiếp bổ sung cho quân chủ lực.

D. Luôn bổ sung cho quân đội để chiến đấu và tải thương ở hỏa tuyến

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Mục đích chính xây dựng lực lượng dự bị động viên là để:

A. Bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội

B. Bổ sung cho lực lượng dân quân tự vệ

C. Chiến đấu, bảo vệ địa phương ở cơ sở

D. Bổ sung cho lực lượng biên phòng

Câu 2: Đâu không phải là nhiệm vụ của bộ đội biên phòng?

A. Quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia

B. Duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu

C. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu và qua lại biên giới

D. Truy bắt người có nồng độ cồn vượt mức cho phép

Câu 3: Tại sao phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang ở địa phương?

A. Bảo đảm cho lực lượng vũ trang luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống

B. Bảo đảm cho lực lượng vũ trang luôn có tinh thần cảnh giác cách mạng trước thủ đoạn của kẻ thù

C. Bảo đảm cho lực lượng vũ trang có  bản chất cách mạng, có mục tiêu, phương hướng chiến đấu đúng đắn

D. Bảo đảm cho lực lượng vũ trang được huấn luyện và rèn luyện tốt mọi lúc mọi nơi sẵn sàng chiến đấu

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay cần lưu ý nhất nội dung nào?

A. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, coi trọng chất lượng chính trị.

B. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp coi trọng chất lượng là chính.

C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp toàn diện có sức chiến đấu cao.

D. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, toàn diện.

Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong Xây dựng bảo vệ giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương là 

A. Dùng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật sáng tạo với nhiều cách đánh 

B. Phối hợp hiệp đồng chiến đấu phục vụ đảm bảo chiến đấu chặt chẽ với bộ đội 

C. Tích cực học tập tìm hiểu về lịch sử truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương 

D. Sẵn sàng hi sinh bảo vệ tài sản của nhà nước ở địa phương tính mạng tài sản của nhân dân.

=> Giáo án Quốc phòng an ninh 12 kết nối Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay