Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

BÀI 27: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN 

(22 câu)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Lĩnh vực khoa học nào áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy về gần nhất với trạng thái tự nhiên?

A. Sinh thái học phục hồi.                                       

B. Sinh thái học phân tích.

C. Sinh thái học bảo tồn.                                         

D. Đa dạng sinh học.

Câu 2: Lĩnh vực khoa học nào ứng dụng sinh thái và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Sinh thái học phục hồi.                                       

B. Sinh thái học phân tích.

C. Sinh thái học bảo tồn.                                         

D. Đa dạng sinh học.

Câu 3: Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo vệ và quản lí: 

A. nguồn gene, các loài sinh vật và các hệ sinh thái. 

B. cá thể, quần thể và quần xã sinh vật. 

C. các hoá thạch, sinh vật sống và sinh cảnh. 

D. nguồn gene, các hoá thạch và sinh vật sống.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Trong bảo tồn đa dạng sinh học, những loài có đặc điểm nào được ưu tiên trong bảo tồn?

A. Những loài đang bị suy giảm số lượng có có số lượng cá thể lớn.

B. Những loài không gia tăng số lượng và có số lượng cá thể lớn.

C. Những loài không gia tăng số lượng và có số lượng cá thể nhỏ.

D. Những loài đang bị suy giảm nhanh chóng và có số lượng cá thể nhỏ.

Câu 2: Đối với những dòng sông có tốc độ chảy mạnh gây xói lở, các nhà sinh thái học ưu tiên phục hồi yếu tố nào trước?

A. Thành phần hữu cơ.                                            

B. Thành phần vật lí.

C. Thành phần vô sinh.                                            

D. Thành phần hữu sinh.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không làm suy giảm đa dạng sinh học?

A. Làm mất nơi ở (môi trường sống).                   

B. Xuất hiện các loài du nhập.

C. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.           

D. Bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây giúp cải tạo môi trường?

A. Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập.

B. Tăng cường công tác tuyên truyền, phục hồi các hệ sinh thái.

C. Trồng rừng, cải tạo đất hoang.

D. Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Câu 5: Vì sao cần phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên?

A. Việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên vừa giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, vừa bảo vệ lợi ích cho con người.

B. Việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và phục hồi nguồn khoáng sản cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên giúp con người chống lại được các hậu quả của biến đổi khí hậu.

D. Việc phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên giúp con người chống lại được các hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sinh thái bảo tồn?

A. Hạn chế các tác động xấu từ môi trường và con người đến các loài sinh vật hoang dã, bảo vệ môi trường sống cũng như sức khoẻ cho sinh vật.

B. Bảo vệ và duy trì ổn định quần thể các loài hoang dã ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Giữ gìn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên sinh học và đảm bảo sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên sinh học.

D. Thúc đẩy sự khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi sức khoe, tính toàn vẹn và tính bền vững của các hệ sinh thái đó.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây là biện pháp cải tạo sinh học? 

A. Năn lại dòng chảy của một con sông. 

B. San bằng đất trên một khu đồi để xây dựng công viên. 

C. Thêm hạt của thực vật có khả năng tích luỹ chromium vào đất đã bị nhiễm chromium. 

D. Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng.

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Hoạt động nào sau đây là biện pháp cải tạo sinh học?

A. Nắn lại dòng chảy của một con sông.

B. San bằng đất trên một khu đồi để xây dựng công viên.

C. Thêm hạt của thực vật có khả năng tích lũy chromium vào đất đã bị nhiễm chromium.

D. Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng.

Câu 2: Để phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái, con người sử dụng các phương pháp nào sau đầy?

A. Cải tạo sinh học và gia tăng sinh học.

B. Trồng lại cây và phủ xanh đất trống.

C. Bổ sung các vật nuôi, cây trồng, tăng cường tính đa dạng sinh vật trong hệ sinh thái.

D. Xử lí ô nhiễm môi trường, loại bỏ các yếu tố gây hại trong hệ sinh thái.

Câu 3: Nhím biển (Echinoidea) là nguồn thức ăn cho rái cá (Enhydra lutris). Quần thể nhím biển có xu hướng mở rộng tại nơi đáy biển bị con người phá hủy. Nhím biển, sên biển (Patella vulgata) và rong biển có thể sống chung ở một chỗ. Nhím biển và sên biển có thể được khống chế bằng phương pháp nhân tạo.

Cách nào dưới đây giúp phục hồi đáy biển bị phá hủy?

A. Tăng số lượng nhím biển để phục hồi hệ sinh thái.

B. Tăng số lượng rái cá để kiểm soát quần thể nhím biển.

C. Phát triển nuôi trồng rong biển trên đáy biển.

D. Đưa vào các loài động vật ăn rong biển để tái tạo môi trường.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 4 và câu 5: Việc khai thác cát sỏi ở các vùng ven sông đã dẫn đến tình trạng sạt lở đất, suy giảm nguồn nước ngầm và làm mất cân bằng hệ sinh thái, gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường tự nhiên.

...........................................

...........................................

...........................................

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.

Câu 1: Năm 2005, ít nhất 10 con gấu xám Bắc Mỹ trong hệ sinh thái Yellowstone đã bị giết do tiếp xúc với con người. Nguyên nhân những cái chết này là do: va chạm với ô tô, thợ săn (của các động vật khác) nổ súng khi bị một con gấu xám cái tấn công với đàn con gần đó và các nhà quản lí khu bảo tồn giết chết những con gấu tấn công gia súc liên tục. 

Những biện pháp sau đây là đúng hay sai để thực hiện bảo tồn loài gấu ở khu vực này bằng cách giảm thiểu những va chạm giữa gấu và con người?

a) Ngăn cấm không cho con người đến khu vực này.

b) Quy định giới hạn tốc độ phương tiện giao thông trên đường trong khu vực vườn quốc gia.

c) Di chuyển các con gấu sang khu vực sống mới an toàn hơn.

d) Quy định thời gian và các địa điểm các mùa săn bắn.

Đáp án:

a. S

b. Đ

c. Đ

d. S

...........................................

...........................................

...........................................

=> Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay