Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Sinh học 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 1: GENE VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN THÔNG TIN DI TRUYỀN

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Enzeme nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp RNA?

  1. Restrictase.
  2. RNA polymerase.
  3. DNA polymerase
  4. Ligase.

Câu 2: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là

  1. A, U, G, C.
  2. A, T, G, C.
  3. A, D, R, T.
  4. U, R, D, C.

Câu 3: DNA có cấu trúc như thế nào?

  1. Chuỗi xoắn kép.
  2. Chuỗi xoắn đơn.
  3. Chuỗi thẳng kép.
  4. Chuỗi thẳng đơn.

Câu 4: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polynucleotide được tổng hợp theo chiều nào ?

  1. 5’ → 3’.
  2. 5’ → 5’.
  3. 3’ → 5’.
  4. 3’ → 3’.

Câu 5: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  1. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
  2. A liên kết với T, T liên kết với A, G liên kết với C, C liên kết với G.
  3. T-G-T-G.
  4. U-G-U-G.

Câu 6: Loại nucleic acid đóng vai trò như “người phiên dịch” của quá trình dich mã là

  1. rRNA.
  2. mRNA.

Câu 7: Nếu không xảy ra sai sót, kết thúc quá trình tái bản, từ 1 DNA thường tạo ra bao nhiêu DNA mới?

  1. 5.

Câu 8: Kết quả của quá trình tái bản DNA là

  1. phân tử DNAcon được đổi mới so với DNA mẹ.
  2. phân tử DNAcon giống hệt DNA mẹ.
  3. phân tử DNAcon dài hơn DNA mẹ.
  4. phân tử DNA con ngắn hơn DNA mẹ.

Câu 9: Dịch mã là quá trình tổng hợp

  1. DNA.
  2. RNA.
  3. Protein.
  4. tRNA.

Câu 10: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành

  1. cùng chiều tháo xoắn của DNA.
  2. cùng chiều với mạch khuôn.
  3. theo chiều 3’ đến 5’.
  4. theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 11: Trong các loại nucleic acid sau loại nào giữ chức năng vận chuyển amino acid?

Câu 12: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã?

Câu 13: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành

  1. cùng chiều tháo xoắn của DNA.
  2. cùng chiều với mạch khuôn.
  3. theo chiều 3’ đến 5’.
  4. theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 14: Khi DNA tự tái bản, đoạn Okazaki là:

  1. các đoạn exon của gene không phân mảnh.
  2. các đoạn intron của gene phân mảnh.
  3. đoạn polynucleotide sinh từ mạch 5’®3’ của gene.
  4. đoạn polynucleotide sinh từ mạch 3’®5’ của gene.

Câu 15: Sản phẩm của quá trình phiên mã là

  1. phân tử RNA.
  2. chuỗi polypeptide.
  3. phân tử DNA.
  4. phân tử cenlulose.

Câu 16: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?

  1. rRNA.
  2. mRNA.
  3. tRNA.
  4. Gene.

Câu 17: Trong cấu trúc của một Lac operon, nằm ngay trước vùng mã hóa các gene cấu trúc là

  1. vùng điều hòa.
  2. vùng vận hành.
  3. vùng khởi động.
  4. vùng điều hòa.

Câu 18: Phiên mã ngược là hiện tượng

  1. protein tổng hợp ra DNA.
  2. RNA tổng hợp ra DNA.
  3. DNA tổng hợp ra RNA.
  4. protein tổng hợp ra RNA.

Câu 19: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mRNA thường có một số ribosome cùng hoạt động. Các ribosome này được gọi là

Câu 20: Codon mở đầu quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptide là

  1. 5’AUG3’.
  2. 3’AUG5’.
  3. 5’UAG3’.
  4. 3’UAG5’.

2. THÔNG HIỂU (16 CÂU)

Câu 1: Một DNA tái bản 3 lần. Số DNA con được tạo ra là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 8.
  4. 16.

Câu 2: Một DNA sau khi tán bản k lần tạo ra được 64 DNA con. Tính k?

  1. 4.
  2. 5.
  3. 6.
  4. 7.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là sự khác biệt giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã của DNA

  1. diễn ra trên DNA.
  2. mạch polynucleotide.
  3. sử dụng Uracine trong quá trình tổng hợp.
  4. có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.

Câu 4: Một phân tử DNA “mẹ” tự tái bản k lần liên tiếp thì số DNA “con, cháu” có thể là

  1. 2k.
  2. k2.

Câu 5: Một phân tử DNA sau k lần tái bản thì số chuỗi polynucleotide có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là

  1. 2.(2k – 1).
  2. 2. (2k– 1).
  3. 2k – 1.
  4. 2. 2k.

Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:

  • Phân tử DNA.
  • Phân tử tRNA.
  • Quá trình phiên mã.
  • Quá trình dịch mã.
  • Phân tử mRNA.
  • Phân tử rRNA.

Nguyên tắc bổ sung (G-C, A-U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình

  1. (1), (2), (3).
  2. (2), (4), (6).
  3. (3), (4), (6).
  4. (2), (5), (4), (1).

Câu 7: Có bao nhiêu nhận xét đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

  • Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
  • Enzyme tham gia vào quá trình này là enzyme RNA polymerase.
  • Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào.
  • Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-C và ngược lại).

Câu 8: Đặc điểm chung của quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

  1. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử DNA của nhiễm sắc thể.
  2. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
  3. đều có sự tham gia của DNA polymerase.
  4. đều diễn ra trên cả hai mạch của gene.

Câu 9: Quá trình tái bản của DNA có các đặc điểm

  1. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1của kỳ trung gian
  2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

III. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ ® 3’.

  1. Khi một phân tử DNA tự tái bản 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y.

Số phương án đúng là:

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 10: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các Nucleotide như sau: ....ATGCATGGCCGC....

Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự

  1. ...TACGTACCGGC...
  2. ...ATGCATGGCCGC....        
  3. ...UACGUACCGGC...
  4. ...ATGCGTACCGGC…

Câu 11: Cho các dữ liệu sau:

  • Enzyme cắt bỏ aa mở đầu.
  • Ribosome tách thành hai tiểu phần bé và lớn rời khỏi mRNA.
  • Chuỗi polypeptide hình thành bậc cấu trúc không gian của protein.
  • Ribosome trượt gặp bộ ba kết thúc mRNA thì dừng lại.

Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là

  1. 4-3-1-2.
  2. 4-2-3-1.
  3. 4-1-3-2.
  4. 4-2-1-3.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình phiên mã.

  1. Ở sinh vật nhân thực, sau khi kết thúc quá trình phiên mã sẽ diễn ra quá trình dịch mã luôn.
  2. Đoạn DNA mà enzyme RNA polymerase vừa trượt qua sẽ trở lại trạng thái xoắn kép bình thường.
  3. Trình tự nucleotide của vùng kết thúc của gene báo hiệu cho enzyme RNA polymerase thoát khỏi gene.
  4. Ở sinh vật nhân sơ, mRNA được tạo ra trược tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

Câu 13: Khi nói về dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?

  1. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribosome tham gia dịch mã trên một phân tử mRNA.
  2. Amino acid mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin
  3. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mRNA.
  4. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mRNA

Câu 14: Trong quá trình dịch mã

  1. Mỗi ribosome có thể hoạt động trên bất kì loại mRNA nào
  2. Mỗi amino acid đã được hoạt hóa liên kết với bất kì tRNA nào để tạo thành phức hợp amino acid - tRNA.
  3. Mỗi tRNA có thể vận chuyển nhiều loại amino acid khác nhau
  4. Trên mỗi mRNA nhất định chỉ có một ribosome hoạt động.

Câu 15: Một phân tử mRNA chỉ chứa 3 loại nucleotide là A, U, C. Nhóm các bộ ba nào dưới đây có thể có trên mạch bổ sung của gene đã phiên mã ra mRNA nói trên?

  1. TAG, GAA, ATA, ATG.
  2. AAA, CCA, TAA, TCC.
  3. AAG, GTT, TCC, CAA.
  4. ATC, TAG, GAC, GAA.

Câu 16: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp amino acid cuối cùng trên chuỗi polypeptide.
  2. Trình tự các bộ ba trên mRNA quy định trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide.
  3. Liên kết hydrogen được hình thành trước liên kết peptide.
  4. Chiều chuyển dịch của ribosome trên mRNA là 5’→3’.

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Có một số phân tử DNA thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polynucleotide mới thì số phân tử DNA đã tham gia quá trình tái bản nói trên là

  1. 2.
  2. 1.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 2: Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử DNA tái bản một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polynucleotide mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử DNA ban đầu đã tái bản mấy lần?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 3: gene D ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nucleotide và số nucleotide loại A chiếm 15% tổng số nucleotide của gene. Trên mạch 1 của gene có 150 số nucleotide loại T và có 450 số nucleotide G. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về gene D?

  1. Trên mạch 1 của geneD có G/C=2/3.
  2. Trên mạch 2 của geneD có số nucleotide T= 250.
  3. Trên mạch 2 của gene D có T=2A.
  4. Tổng số C nucleotide trên cả 2 mạch là 1000.

Câu 4:  Khi nói về mối quan hệ giữa phiên mã và dịch mã, một học sinh đưa ra các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

  1. Mã mở đầu trên mRNA có tên là 5’AUG 3’.
  2. Mã mở đầu trên mạch bổ sung có tên là 5’ATG 3’.
  • Mã kết thúc trên mRNA có thể là 5’UAG 3’ hoặc 5’UGA 3’ hoặc 3’UAA5’.
  1. Anticondon mang axit amin formyl mêtionyl ở nhân thực có tên là 3’UAX5’.
  2. Codon mở đầu mã hóa cho axit amin ở nhân sơ có tên là 5’AUG 3’.

Câu 5: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotidede có (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

  1. A+G=80%; T+X=20%.
  2. A+G=20%; T+X=80%.
  3. A+G=25%; T+X=75%.
  4. A+G= 75%; T+X=25%.

Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi polypeptide được tổng hợp đã cần 499 lượt tRNA. Trong các bộ ba đối mã cỉa tRNA có A= 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mRNA là UAG. Số polynucleotide mỗi loại của mRNA làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi polynucleotide nói trên là

  1. A = 448, C = 350; U = G = 351.
  2. U = 447; A = G = C = 351.
  3. U = 448; A = G = 351; C = 350.
  4. A = 477, U = G = C = 352.

Câu 7: Một gene có G= 20% và 720 nucleotide loại T. Mạch đơn thứ nhất của gene có C= 276 nu và 21%A. Quá trình phiên mã của gene cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gene phiên mã mấy lần?

  1. Mạch 2: 2 lần.
  2. Mạch 1: 4 lần.
  3. Mạch 1: 3 lần.
  4. Mạch 2: 3 lần.

Câu 8: Một gene ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 amino acid. Phân tử mRNA được tổng hợp từ genetrên có tỉ lệ A:U:G:C là 1:2:3:4. Số lượng nucleotide từng loại của gene trên là:

  1. A = T = 270; G = C = 630.
  2. A = T = 630; G = C = 270.
  3. A = T = 270; G = C = 627.
  4. A = T = 627; G = C = 270.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Khi nói về quá trình tái bản DNA, xét các kết luận sau đây:

(1) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản DNA.

(2) Enzyme DNA-polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới.

(3) Sự tái bản của DNA ti thể diễn ra độc lập với sự tái bản của DNA trong nhân tế bào.

(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

(5) Sự tái bản DNA diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 2: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực ?

  • Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.
  • Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’ → 3’.
  • Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).
  • Xảy ra ở tế bào chất.
  • 1 phân tử mRNA dịch mã tạo 1 chuỗi polypeptide.
  • Gồm quá trình hoạt hóa amino acid và tổng hợp polypeptide.
  • Trong quá trình dịch mã, tRNA đóng vai trò như “người phiên dịch”.

Câu 3: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình tái bản của DNA ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình tái bản DNA của sinh vật nhân sơ?

  1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
  2. Nucleotide tự do được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.

III. Trên mỗi phân tử DNA có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.

  1. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
  2. Enzim DNA polymerase không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA.
  3. 2.
  4. 3.
  5. 4.
  6. 5.

Câu 4: Trên một phân tử mRNA có hiệu số giữa các loại ribonucleotide như sau A-U= 450, C-U=300. Trên mạc khuôn của nó có T-C=20% số nucleotide của mạch. Biết gene tổng hợp ra mRNA dài 6120Å. Số lượng nucleotide loại A của mạch mRNA là:

 

Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm sinh học 12 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập sinh học 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay