Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
(30 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Một nhiễm sắc thể là bao nhiêu chuỗi nucleosome?
A. một chuỗi.
B. hai chuỗi.
C. ba chuỗi.
D. bốn chuỗi.
Câu 2: Mỗi nucleosome gồm bao nhiêu phân tử protein dạng histone?
A. 3.
B. 5.
C. 8.
D. 13.
Câu 3: Theo lí thuyết, một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử có bộ NST (2n + 1) có thể phát triển thành
A. thể một.
B. thể tam bội.
C. thể tứ bội.
D. thể ba.
Câu 4: Một đoạn NST của ruồi giấm có trình tự các gene như sau: ABCDE·GHIK (dấu · là tâm động). Do xảy ra đột biến mất đoạn ABC, trình tự các gene trên NST sau đột biến là
A. DE·GHIK.
B. DE·GHABCIK.
C. E·GHIK.
D. CBADE·GHIK.
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là
A. DNA và protein histone.
B. DNA và mRNA.
C. DNA và tRNA.
D. RNA và protein.
Câu 6: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 700 nm.
B. 300 nm.
C. 30 nm.
D. 10 nm.
Câu 7: Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Câu 8: Locus là
A. vị trí xác định của phân tử DNA trên nhiễm sắc thể.
B. vị trí mà các gene có thể tiến hành phiên mã.
C. vị trí mà protein ức chế tương tác với gene.
D. vị trí xác định của gene trên nhiễm sắc thể.
Câu 9: Một loài cải củ có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng của thể tam bội thuộc loài này là
A. 36.
B. 19.
C. 27.
D. 17.
Câu 10: Lúa mì hoang dại (Aegilops speltoides) có bộ NST 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) của loài này có số lượng NST là
A. 15.
B. 14.
C. 13.
D. 21.
Câu 11: Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Down?
A. Thể ba NST số 23.
B. Thể một NST số 23.
C. Thể một NST số 21.
D. Thể ba NST số 21.
Câu 12: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzyme amylase ở đại mạch?
A. Lặp đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 13: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Lệch bội.
B. Chuyển đoạn.
C. Tự đa bội.
D. Dị đa bội.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do
A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 2: Nhận định nào dưới đây về vùng nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc là đúng?
A. Nguyên nhiễm sắc là vùng nhiễm sắc thể có các nucleosome nằm co cụm sát nhau.
B. Vùng nguyên nhiễm sắc thường chứa các gene đang hoạt động.
C. Vùng dị nhiễm sắc không chứa gene.
D. Vùng dị nhiễm sắc có các nucleosome nằm dãn cách xa nhau.
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được tái bản.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 4: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây luôn làm tăng lượng vật chất di truyền trong tế bào?
A. Mất đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Lệch bội.
D. Đa bội.
Câu 5: Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gene: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hóa các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gene nào sau đây?
A. AAbbDDEE.
B. aaBbDdEe.
C. aaBbDDEe.
D. aaBBddEE.
Câu 6: Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gene DD, Dd và dd không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gene nào sau đây?
A. dddd.
B. DDDD.
C. DDdd.
D. DDDd.
Câu 7: Giả sử một loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể ba?
A. AaaBbDdee.
B. AabDdEe.
C. aaBbddee.
D. AABbddee.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.
Câu 1: Cho hình ảnh mô tả cấu trúc NST như sau:
Mỗi nhận định sau là Đúng hay Sai về cấu trúc của NST?
a. Vị trí (1) là trung tâm vận động của NST trong phân bào.
b. Ở kì trung gian, hai chromatid dính với nhau suốt chiều dài NST nhờ protein cohesin.
c. Vị trí (2) giúp bảo vệ NST, giúp các NST không dính vào nhau.
d. Thoi phân bào gắn vào vị trí (3) đảm bảo cho NST di chuyển được khi phân chia tế bào.
Đáp án:
a. Đ
b. S
c. Đ
d. S
Câu 2: Hình dưới đây cho thấy sự thay đổi hàm lượng DNA của tế bào thực vật trong một chu kì tế bào. Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã thêm các nucleotide loại thymine mang phóng xạ vào môi trường nuôi cấy tế bào lúc 0 giờ. Khi các nucleotide mang phóng xạ được huy động để tổng hợp DNA, mức độ phát ra phóng xạ của nhân tế bào sẽ tăng lên. Thông qua đó, các nhà khoa học có thể xác định hàm lượng DNA được biểu diễn trong sơ đồ dưới đây:
Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về thí nghiệm trên?
a. Ở giai đoạn Y, các protein histone sẽ được huy động nhiều nhất để tổng hợp nên nhiễm sắc thể.
b. Hoạt độ phóng xạ của nhân tế bào tăng nhanh ở giai đoạn X và đạt cao nhất ở giai đoạn Y.
c. Ở giai đoạn Z, hàm lượng DNA là 2 pg chứng tỏ đây là kì cuối của giai đoạn phân chia tế bào.
d. Các nucleotide có và không có đánh dấu phóng xạ đều được sử dụng để làm nguyên liệu tổng hợp DNA.
Đáp án:
a. S
b. Đ
c. Đ
d. Đ
Câu 3: Hình bên mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST ở thực vật. Biết mỗi tế bào chỉ xảy ra một dạng đột biến. Mỗi chữ in hoa là kí hiệu của một gene trên NST.
Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về các dạng đột biến thể hiện ở hình bên là đúng?
a. Dạng 1 có thể làm thay đổi hàm lượng DNA trong nhân tế bào.
b. Dạng 2 có thể xảy ra do sự trao đổi đoạn giữa hai NST tương đồng.
c. Cả bốn dạng đột biến đều có thể tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
d. Dạng 4 có thể dùng để loại khỏi NST những gene không mong muốn ở một số giống cây trồng.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
=> Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể