Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


PHẦN 4. TIẾN HÓA

CHƯƠNG 4. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

BÀI 15: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Quan sát Hình 15.2, hãy cho biết những biến đổi ở phần xương chi trước giúp mỗi loài thích nghi như thế nào.

Trả lời: 

- Xương chi trước của các loài cá sấu, chim, cá voi, dơi, người đều bao gồm các xương ở các vị trí tương ứng nhau: xương cánh (nối vai tới khuỷu), xương quay và xương trụ, xương cổ bàn, xương bàn và xương ngón.

- Cấu trúc xương chi trước ở mỗi loài thay đổi phù hợp với chức năng chi trước của chúng (di chuyển, bay, bơi, cầm nắm,...).

 

Câu 2: Hãy kể tên một số cơ quan thoái hóa ở người.

Trả lời: 

Xương cùng, ruột thừa, răng khôn, nếp ngang ở vòm miệng.

 

Câu 3: Học thuyết tế bào chứng minh điều gì về nguồn gốc của sinh giới?

Trả lời: 

- Học thuyết tế bào chứng minh được tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào, tế bào được sinh ra từ tế bào có trước; sự lớn lên, sự sinh sản của mọi cơ thể đa bào đều liên quan đến sự phân chia tế bào.

- Học thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, nghĩa là mọi sinh vật đều có cùng nguồn gốc.

 

Câu 4: Những ví dụ sau đây là đúng hay sai khi nói về các cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể sinh vật có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi? Ghi Đ hoặc S vào cột tương ứng.

Nội dung các ví dụ

Đ/S

1. Cánh chim và tay người. 
2. Cánh dơi và cánh bướm. 
3. Tay người và chi trước của chó. 
4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn. 
5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ. 

Trả lời:

Nội dung các ví dụ

Đ/S

1. Cánh chim và tay người.

Đ

2. Cánh dơi và cánh bướm.

S

3. Tay người và chi trước của chó.

Đ

4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn.

Đ

5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ.

Đ

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Cho thêm các ví dụ về một số hóa thạch khác mà em biết.

Trả lời: 

Gỗ hóa thạch, xác sinh vật đã bị tuyệt chủng, bộ xương hóa thạch, răng hóa thạch, dấu chân hóa thạch,...

 

Câu 2: Hóa thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hóa của sinh giới?

Trả lời: 

Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật. Ngược lại, từ những sinh vật hóa thạch đã xác định tuổi có thể suy ra tuổi của lớp đất đá.

Hóa thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.

 

Câu 3: Hãy nêu một số ví dụ về các cơ quan tương đồng.

Trả lời:

- Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác.

- Lá đậu hà lan và gai cây xương rồng.

- Cánh dơi và tay người…

 

Câu 4: Quan sát Hình 15.5, dựa vào số lượng các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide của β-hemoglobin, hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài động vật khác.

Trả lời:

Dựa vào số amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide của β-hemoglobin giữa người và các động vật khác, thấy được người có mối quan hệ gần gũi nhất lần lượt với Gorilla (1 amino acid sai khác), khi Rhesus (8 amino acid sai khác), chuột (27 amino acid sai khác), gà (45 amino acid sai khác) và ếch (67 amino acid sai khác).

 

Câu 5: Vì sao nói cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng?

Trả lời:

Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nhưng cơ quan thoái hóa không còn thực hiện chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

Câu 6: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá, mang tôm, chân chuột chũi và chân dễ dũi, hay cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân là những ví dụ về cơ quan tương tự.

a) Các cơ quan tương tự có nguồn gốc phát triển chung hay riêng?

b) Cơ quan tương tự được định nghĩa như thế nào?

c) Vì sao nói tương đồng và tương tự và hai hiện tượng trái ngược nhau?

Trả lời:

a) Các cơ quan tương tự có nguồn gốc phát triển riêng.

b) Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển của phôi được gọi là cơ quan tương tự.

c) Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau vì:

Đặc điểm

Cơ quan tương đồng

Cơ quan tương tự

Nguồn gốc 

Có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.Có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi.

Hình dạng bên ngoài

Khác nhau, phản ánh sự tiến hóa phân li.Tương tự nhau, phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

Chức năng

Thực hiện các chức năng khác nhauThực hiện chức năng tương tự nhau.

Ví dụ

Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác; gai xương rồng và tua cuốn của đậu hà lan;...Cánh sâu bọ và cánh dơi; mang cá và mang tôm; chân chuột chũi và chân dễ chũi;...

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Giải thích vì sao bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật?

Trả lời:

Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật vì dựa trên sự khác biệt về phân tử DNA, RNA hay protein (số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp). Cấu tạo của các phân tử DNA, RNA, protein ở các loài khác nhau là khác nhau, do đó những loài có mối quan hệ họ hàng càng gần gũi thì có trình tự, tỉ lệ các nucleotide và amino acid càng giống nhau.

 

Câu 2: Tại sao những cơ quan thoái hóa không thực hiện chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?

Trả lời:

Các gene quy định cơ quan thoái hóa không bị chọn lọc tự nhiên đào thải vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật. Những gene này chỉ có thể loại bỏ khỏi quần thể bởi yếu tố ngẫu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ những gene này.

 

Câu 3: Phân tích tỉ lệ phần trăm các amino acid sai khác nhau trong chuỗi polypeptide α của phân tử Hb ở một số loài động vật có xương sống, người ta thu được kết quả như trong bảng dưới đây:

 

Cá mập

Cá chép

Kì giông

Chó

Người

Cá mập

0%

59,4%

61,4%

56%

53,2%

Cá chép

 

0%

53,2%

47,9%

48,8%

Kì giông

 

 

0%

46,1%

44,0%

Chó

 

 

 

0%

16,3%

Từ bảng số liệu có thể rút ra được những nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài?

Trả lời:

- Từ bảng số liệu cho thấy, tỉ lệ phần trăm các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide α của phân tử Hb giữa người và chó có sự sai khác ít nhất → có quan hệ họ hàng gần nhau nhất.

- Tỉ lệ phần trăm các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide α của phân tử Hb giữa chó và kì giông so với các loài khác thì có sự sai khác ít nhất, do đó chó và kì giông có quan hệ họ hàng gần nhau.

- Tỉ lệ phần trăm các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide α của phân tử Hb giữa kì giống và cá chép có sự sai khác (53,2%) so với cá mập (61,4%), do đó kì giông và cá chép cá quan hệ họ hàng gần nhau hơn.

- Tỉ lệ phần trăm các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide α của phân tử Hb giữa cá chép và cá mập là 59,4%, như vậy giữa cá chép và cá mập cũng có mối quan hệ họ hàng với nhau.

Từ đó, ta có thể thiết lập được mối quan hệ họ hàng giữa các loài theo trật tự như sau:

người, chó, kì giông, cá chép và cá mập.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trình tự các nucleotide trong mạch mang mã gốc của một đoạn gene mã hóa cấu trúc của nhóm enzyme dehydrogenase ở người và các loài vượn người như sau:

Người: -CGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

Tinh tinh: -CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

Gorilla: -CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-

Đười ươi: -TGT-TGG-TGG-GTC-TGT-GAT

Từ trình tự nucleotide nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người đối với các loài vượn người?

Trả lời:

- Người và tinh tinh chỉ khác nhau 1 trình tự nucleotide thứ 3 trong bộ ba đầu tiên, do đó người và tinh tinh có mối quan hệ họ hàng gần nhau nhất.

- Tinh tinh và gorilla khác 2 trình tự nucleotide ở bộ ba thứ 6 trong chuỗi polypeptide, như vậy tinh tinh và gorilla có quan hệ họ hàng gần.

- Gorilla và đười ươi khác 4 trình tự nucleotide ở bộ ba đầu tiên, bộ ba thứ 2, 4 và 6 trong chuỗi polypeptide → gorilla và đười ươi có quan hệ họ hàng gần.

Từ đó, ta có thể thiết lập được mối quan hệ họ hàng giữa các loài theo trật tự như sau: người, tinh tinh, gorilla, đười ươi.

 

Câu 2: Bạn A đọc sách thấy thông tin "Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng". Bạn A thắc mắc: Các cơ quan tương đồng ở động vật là những cơ quan có khả năng thực hiện những chức năng nhất định còn các cơ quan thoái hóa thì không còn thực hiện chức năng nữa. Vậy dựa vào cơ sở nào để chứng minh mối quan hệ đó? Em sẽ giải thích cho bạn như thế nào?

Trả lời:

Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Những cấu trúc này vẫn được duy trì và xuất hiện ở các loài vì gene quy định các cấu trúc này được di truyền từ tổ tiên chung.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo
Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo, bài tập sinh học 12 CTST, bộ câu hỏi tự luận sinh học 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay