Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH
(12 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Phép lai nào sau đây không phải là phép lai hữu tính?
A. Lai xa.
B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
C. Lai thuận nghịch.
D. Lai tế bào.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?
A. Tạo ưu thế lai.
B. Tạo giống mới.
C. Tạo sinh vật biến đổi genee.
D. Tạo dòng thuần.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là mặt hạn chế của phương pháp chọn tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính?
A. Tạo được dòng thuần.
B. Tạo được ưu thế lai.
C. Đòi hỏi thời gian dài, phức tạp.
D. Cần các cá thể bố mẹ có tính trạng tốt.
Câu 4: Thành tựu nào sau đây được tạo ra từ phương pháp chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên?
A. Bò lai Sind.
B. Ngô TM 181.
C. Gạo ST25.
C. Cá chép VHI.
Câu 3: Giống bưởi nào sau đây được nhà nước công nhận và bảo hộ vô thời hạn vào năm 2006, đồng thời có 3 lần được vinh danh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”?
A. Bưởi Đoan Hùng.
B. Bưởi Tân Triều.
C. Bưởi Diễn.
D. Bưởi Phúc Trạch.
Câu 4: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống.
B. ưu thế lai.
C. bất thụ.
D. siêu trội.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng?
A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.
B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống.
C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau.
D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.
Câu 2: Trình tự các bước chọn giống là
(1) Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà;
(2) Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý;
(3) Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ.
A. (1) → (2) → (3).
B. (2) → (3) → (1).
C. (3) → (1) → (2).
D. (1) → (3) → (2).
Câu 3: Trình tự các bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính là
(1) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được;
(2) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất;
(3) Thu thập các giống có đặc tính quý;
(4) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai.
A. (3) → (1) → (4) → (2).
B. (3) → (2) → (4) → (1).
C. (3) → (4) → (1) → (2).
D. (3) → (4) → (2) → (1).
------------------------------------
-------------------------- Còn tiếp ----------------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.
Câu 1: Những nhận định sau đây về lai hữu tính là Đúng hay Sai?
a. Phép lai hữu tính chỉ được sử dụng khi muốn tạo ưu thế lai trong công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
b. Lai hữu tính cho phép tạo ra số lượng rất lớn các biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
c. Ở Việt Nam, một số giống lúa là thành tựu nổi bật của công tác chọn tạo giống bằng lai hữu tính như giống lúa Đài thơm 8, ST25.
d. Trong thực tiễn chọn, tạo giống vật nuôi, lai xa thường được sử dụng để tạo ra thương phẩm (con lai được sử dụng để sản xuất nhưng không dùng làm giống).
Đáp án:
a. S
b. Đ
c. Đ
d. Đ
------------------------------------
-------------------------- Còn tiếp ----------------------------
=> Giáo án Sinh học 12 chân trời Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính