Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về môi trường sống của sinh vật là không đúng?
A. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tổ bao quanh sinh vật có tác động gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động của sinh vật.
B. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tổ bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động của sinh vật..
C. Trong tự nhiên, một loài sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sống trong một môi trường nhất định.
D. Các loài sinh vật có thể thay đổi thích nghi với môi trường sống.
Câu 2: Khí nói về nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh ở quần thể người hiện nay, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện.
B. Tuổi thọ của con người ngày càng được tăng cao.
C. Con người khỏe hơn.
D. Mức tử vong thấp hơn mức sinh sản.
Câu 3: Trong các quan hệ sinh thái sau, quan hệ nào chỉ một bên có lợi còn một bên bất lợi?
A. Quan hệ cộng sinh.
B. Quan hệ hợp tác.
C. Quan hệ hội sinh.
D. Quan hệ kí sinh.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về quần xã sinh vật là không đúng?
A. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, được hình thành qua một quá trình lịch sử, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh.
B. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với môi trường sống.
C. Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định.
D. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống với nhau, các loài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh.
Câu 5: Giáo dục môi trường không có trọng tâm nào sau đây?
A. Tôn trọng, yêu mến thiên nhiên và môi trường, có hành động tích cực và thiết thực để bảo vệ môi trường.
B. Phát triển kĩ năng để hành động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
C. Thúc đẩy sự tham gia của tất cả người dân có tư duy phản biện, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề môi trường.
D. Đưa ra những dự đoán về các vấn đề môi trường và thực hiện các nghiên cứu, cải tạo môi trường sống.
Câu 6: Khẳng định nào sau đây về nhân tố sinh thái là đúng?
A. Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. Nhân tố sinh thái là các yếu tố vô sinh của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. Nhân tố sinh thái là các yếu tố hữu sinh của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Câu 7: Mối quan hệ nào thường làm cho các loài tham gia đều bị ảnh hưởng bất lợi?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác,
C. Quan hệ kí sinh.
D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 8: Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao, hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: Những đặc điểm nào sau đây thường có ở động vật ưa hoạt động ban ngày?
(1) Có cơ quan tiếp nhận ánh sáng.
(2) Màu sắc cơ thể đa dạng.
(3) Có cơ quan phát sáng sinh học.
(4) Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây về mật độ cá thể của quần thể là không đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng các cá thể) trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống.
B. Mật độ cá thể của quần thể cho biết khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể.
C. Mật độ cá thể trong quần thể luôn ổn định theo thời gian.
D. Mật độ cá thể phản ánh mức độ sử dụng nguồn sống, sự ô nhiễm môi trường, số lần gặp nhau giữa con đực và con cái trong mùa sinh sản.
Câu 11: Những yếu tố nào sau đây làm suy giảm kích thước của quần thể sinh vật?
(1) Mức sinh sản.
(2) Mức tử vong.
(3) Mức nhập cư.
(4) Mức xuất cư.
Α. (1), (2).
Β. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2), (4).
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây về tỉ lệ giới tỉnh của quần thể là không đúng?
A. Trong tự nhiên, tỉ lệ đực: cái thưởng xấp xỉ 1: 1.
B. Tỉ lệ giới tỉnh của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
C. Tỉ lệ giới tính của quần thể không thay đổi theo điều kiện sống.
D. Khả năng sinh sản của những quần thể vật nuôi như lợn, gà phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cá thể cái.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.
C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.
D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 14: Trong ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá như mè trắng, mè hoa, trăm cỏ, trắm đen, trôi, chép. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài sinh vật nổi như tảo và động vật phù du.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
C. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
D. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống.
Câu 15: Hoạt động nào sau đây không phải là phát triển bền vững?
A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển nền kinh tế.
C. Hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ, xe chạy bằng xăng, dầu.
D. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Biểu đồ sau mô tả về giới hạn sinh thái của 2 loài côn trùng có họ hàng gần nhau nhưng có khu vực phân bố khác nhau. Trong đồ thị, CTmin - CTmax - Topt lần lượt là nhiệt độ tối thiểu – nhiệt độ tối đa nhiệt độ tối ưu.
Nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a) Côn trùng ôn đới rộng nhiệt hơn côn trùng nhiệt đới.
b) Nhiệt độ tối thiểu của côn trùng ôn đới thấp hơn nhiệt độ tối ưu của côn trùng nhiệt đới khoảng 10°C.
c) Nếu cùng nuôi ở nhiệt độ 30°C, côn trùng nhiệt đới có tỉ lệ sống sót cao hơn côn trùng ôn đới.
d) Nếu sự biến đổi khí hậu tiếp tục tiếp diễn theo hướng tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất, côn trùng nhiệt đới sẽ thích nghi tốt hơn côn trùng ôn đới.
Câu 2: Ở một đồng ruộng có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Số liệu được trình bày như hình, phát biểu nào sau đây đúng hay sai?
Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a) Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y.
b) Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian.
c) Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm.
d) Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................