Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Khi nói về tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái và cùng tác động lên sinh vật.
B. Sinh vật không thể tồn tại và phát triển nếu một nhân tố sinh thái nằm ngoài giới hạn sinh thái của sinh vật đó.
C. Sự thay đổi của một nhân tố sinh thái nào đó sẽ không ảnh hưởng tới mức độ
D. Sinh vật sẽ phát triển tốt nhất nếu các nhân tố sinh thái đều nằm trong khoảng thuận lợi.
Câu 2: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố:
A. ổ sinh thái
B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi
C. ổ sinh thái, hình thái
D. hình thái, tỉ lệ đực – cái
Câu 3: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ở sinh thái của một loài là không gian sống mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
B. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
C. Các loài động vật khác nhau cùng sinh sống trong một sinh cảnh thường có ổ sinh thái về nhiệt độ giống nhau hoàn toàn.
D. Các loài chim khác nhau cùng sinh sống trên một loài cây thường có ổ sinh thái dinh dưỡng không giống nhau..
Câu 4: Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:
A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
D. savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
Câu 5: Người ta tăng năng suất mà không gây ô nhiễm môi trường bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
(1) Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
(2) Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
(4) Làm tăng sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) và (4)
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về các nhân tố sinh thái là không đúng?
A. Nhân tố sinh thái được chia thành hai loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
B. Nhóm nhân tố sinh thái võ sinh gồm tất cả các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.
C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm các yếu tố sinh học của môi trường, tác động đến sinh vật thông qua các mối quan hệ như hỗ trợ hoặc đối kháng.
D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là nhân tổ có ảnh hưởng lớn tới đời sống của sinh vật.
Câu 7: Những biện pháp nào sau đây không góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
(1) Tăng cường sử dụng các loại hormone sinh trưởng trong sản xuất để nâng cao năng suất.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
(6) Sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại
(7) Xây dựng các nhà máy và tái chế rác thải.
A. (1), (3), (5) và (6)
B. (1), (3), (5) và (7)
C. (2), (3), (5) và (6)
D. (1), (4), (5) và (6)
Câu 8: Trong bảo tồn đa dạng sinh học, các nhà sinh học tập trung vào bảo tồn ở mức quần thể và loài theo hai cách tiếp cận chính: tiếp cận quần thể nhỏ và tiếp cận quần thể đang suy giảm. Một quần thể nhỏ dễ bị cuốn vào vòng xoáy tuyệt chủng khiến kích thước ngày càng nhỏ đi tới khi không còn cá thể nào tồn tại. Quan sát hình vẽ và cho biết thứ tự chính xác của các quá trình dẫn đến vòng xoáy tuyệt chủng của quần thể nhỏ.
A. (1) Mất đa dạng di truyền; (2) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (3) Giảm giá trị thích nghỉ của cá thể và quần thể; (4) Sinh sản giảm, tử vong cao.
B. (1) Mất đa dạng di truyền; (2) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (3) Sinh sản giảm, tử vong cao; (4) Giảm giá trị thích nghi của cá thể và quần thể.
C. (1) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (2) Sinh sản giảm, tử vong cao; (3) Giảm giá trị thích nghi của cá thể và quần thể; (4) Mất đa dạng di truyền.
D. (1) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (2) Mất đa dạng di truyền; (3) Giảm giá trị thích nghi của cá thể và quần thể; (4) Sinh sản giảm, tử vong cao.
Câu 9: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?
A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
D. Tăng cường công tác trồng rừng
Câu 10: Những đặc điểm nào sau đây thường có ở động vật ưa hoạt động ban đêm?
(1) Có xúc giác, khứu giác và thính giác phát triển.
(2) Cơ thể thường có màu nâu đen.
(3) Có cơ quan phát sáng sinh học.
(4) Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.
A. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4)
Câu 11: Sự biến động không theo chu kì thường xảy ra do những nguyên nhân nào sau đây?
(1) Thiên tai, lũ lụt.
(2) Dịch bệnh.
(3) Hoạt động khai thác của con người.
(4) Sự thay đổi có tính chu kì của môi trường sống.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 12: Số lượng cá thể của quần thể rươi thường tăng mạnh vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, sự biến động số lượng cá thể của quần thể rươi là kiểu biến động theo
A. chu kì ngày đêm.
B. chu kì tuần trăng.
C. chu kì mùa.
D. chu kì nhiều năm.
Câu 13: Sự ấm lên toàn cầu không gây ra hậu quả nào dưới đây?
A. Tan băng ở các cực của Trái Đất.
B. Thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, lũ lụt, hạn hán,...
C. Suy giảm đa dạng sinh học.
D. Tăng số lượng các loài động vật.
Câu 14: Mối quan hệ nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hình thành ổ sinh thái?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Quan hệ kí sinh.
D. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
Câu 15: Nhận định nào sau đây sai?
A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.
B. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và giống nhau về các đặc tính sinh học.
C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
D. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và giống nhau về các đặc tính hóa học.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trên, các nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
b) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
c) Số lượng mèo rừng tăng lên do số lượng hươu tăng lên.
d) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Môi trường sinh thái quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh vật bằng cách cung cấp điều kiện sống (nhiệt độ, nước, không khí, đất, ánh sáng) và nguồn tài nguyên thiết yếu. Sinh vật thích nghi với môi trường qua tiến hóa, trong khi môi trường thay đổi có thể thúc đẩy hoặc đe dọa sự sinh tồn của loài. Mối quan hệ này đảm bảo cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.”
Khi nói về mối quan hệ giữa môi trường sinh thái với sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trên trái đất, phát biểu nào sau đây đúng?
a) Nhiều loài sinh vật đã tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng do những biến đổi tự nhiên của hệ sinh thái, đặc biệt là do tác động của thiên nhiên.
b) Các hiện tượng bất thường của thiên nhiên làm biến đổi hoặc suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, đe doạ sự tồn tại của các loài sinh vật.
c) Hiện tượng đánh bắt quá mức làm cho các loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt diệt.
d) Xây dựng các khu sinh thái nhằm mục đích bảo tồn sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật quý hiếm.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................