Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?
A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá.
B. Bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái.
C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
D. Tăng cường công tác trồng rừng.
Câu 2: Tài nguyên nào dưới đây là tài nguyên sinh?
A. rừng
B. năng lượng mặt trời
C. than đá
D. kim loại
Câu 3: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là:
A. khoảng chống chịu.
B. ổ sinh thái.
C. giới hạn sinh thái.
D. khoảng thuận lợi.
Câu 4: Những con hổ trong vườn bách thú là:
A. quần thể
B. tập hợp cá thể hổ
C. quần xã
D. hệ sinh thái
Câu 5: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau.
B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh
Câu 6: Trong quần xã sinh vật, các loài như hồ và báo là:
A. loài chủ chốt.
B. loài ưu thế.
C. loài đặc trưng
D. loài ngẫu nhiên.
Câu 7: Cây lúa (Oryza sativa L.) thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ trong khoảng 12 - 38 °C. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khoảng 12 - 38 °C là khoảng thuận lợi.
B. Khoảng 12 - 38 °C là khoảng chống chịu.
C. Nhiệt độ 38 °C là giới hạn dưới,
D. Nhiệt độ 12 °C là điểm gây chết.
Câu 8: Cho lưới thức ăn được đơn giản hoá ở hệ sinh thái sông Eel như hình vẽ. Các nhận định nào dưới đây về lưới thức ăn này là đúng?

(1) Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn này.
(2) Tùy theo mỗi chuỗi thức ăn, cá
(3) Có 2 sinh vật đóng vai trò là bậc dinh dưỡng bậc 2.
(4) Năng lượng cá hồi thu nhận được là thấp nhất trong chuỗi thức ăn.
A. (3) và (4).
B. (2) và (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 9: Đường cong tăng trưởng có hình chữ J thường diễn ra trong những điều kiện nào?
(1) Mức độ sinh sản tối đa.
(2) Mức độ tử vong tối thiểu.
(3) Môi trường sống thoả mãn nhu cầu của các cá thể trong quần thể.
(4) Mức độ tử vong gần như bằng không.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 10: Những hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật.
(2) Hiện tượng nhập dân ở động vật.
(3) Hiện tượng tách đàn ở động vật.
(4) Hiện tượng liền rễ ở thực vật.
Α. (1), (2).
Β. (1), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (4).
Câu 11: Khi nói về nhịp ngày đêm ở người, những phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Giấc ngủ say nhất diễn ra trong khoảng 21 giờ.
(2) Thời điểm làm việc tốt nhất trong ngày là khoảng 10 giờ.
(3) Thời điểm tập thể dục tốt nhất là khoảng 14 giờ.
(4) Nhiệt độ cơ thể thấp nhất là khoảng 19 giờ.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4)
Câu 12: Khi nói về tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Vai trò của mỗi nhân tố sinh thái đối với sự phát triển của sinh vật thường tương tự nhau.
(2) Mỗi giai đoạn phát triển của sinh vật có những yêu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
(3) Mỗi bộ phận chức năng của cơ thể sinh vật có những yêu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
(4) Một nhân tố sinh thái thuận lợi cho giai đoạn này có thể trở thành bất lợi ở giai đoạn khác.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về nhóm tuổi của quần thể là không đúng?
A. Khi sắp xếp các nhóm tuổi kế tiếp nhau (từ già đến non) thì sẽ được hình tháp tuổi của quần thể.
B. Hình tháp tuổi cho thấy xu thế phát triển của quần thể, dựa vào đó người ta có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả
C. Nhóm tuổi của quần thể được phân chia dựa vào thời gian sống của chúng.
D. Quần thể sinh vật thường gồm ba nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
Câu 14: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ
A. quá khứ và hiện tại.
B. hiện tại.
C. tương lai.
D. hiện tại và tương lai.
Câu 15: Biện pháp trồng rừng có hiệu quả chính nào sau đây?
A. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguồn gen sinh vật.
B. Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.
C. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá, chống xói mòn, tăng nguồn nước.
D. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Một nhà sinh thái học nghiên cứu thực vật ở sa mạc đã thực hiện thí nghiệm sau: Bà đã đóng cọc quanh 2 ô nghiên cứu, trong mỗi ô nghiên cứu có một số cây ngải đắng và nhiều cây hoa dại nhỏ ra hoa hàng năm. Ở cả 2 ô nghiên cứu đều có 5 loài hoa dại (giả sử gọi là A, B, C, D, E) giống nhau. Bà tiến hành rào kín một trong hai ô nghiên cứu đó, không cho kangaroo là loài chuột túi ăn thực vật rất phổ biến trong vùng vào phá cây. Sau hai năm, 4 loài hoa dại không còn thấy trong ô nghiên cứu đã được rào kín, còn một loài thì rất phát triển (giả sử là loài A). Ở ô nghiên cứu không được rào kín thì số loài không thay đổi. Xét các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
a) Loài A có khả năng cạnh tranh mạnh nên đã loại trừ 4 loài còn lại ra khỏi ô được rào kín.
b) 4 loài hoa dại đã không còn ở ô rào kín là chủ yếu do chúng không thích nghi được với khí hậu vùng đó.
c) Chuột có túi chủ yếu ăn loài A nên ở ô rào kín loài A không bị khống chế nên phát triển mạnh.
d) Loài A là loài ưu thế còn loài kangaroo là loài chủ chốt.
Câu 2: Mỗi phát biểu và ví dụ sau đây đúng hay sai về bảo tồn đa dạng sinh học?
a) Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học về áp dụng các nguyên lí sinh thái học và các lĩnh vực khoa học liên quan để phục hồi đa dạng sinh học ở mọi cấp độ.
b) Một số loài quý hiếm có thể được nhân nuôi trong môi trường nhân tạo như vườn thú, vườn thực vật...
c) Xây dựng các khu bảo tồn giúp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các loài sinh vật sinh sống trong đó.
d) Vườn quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, vườn quốc gia Kon Ka Kinh là những khu bảo tồn được xây dựng ở nước ta.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................