Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Trong quá trình dịch mã, hệ thống tạo ra sản phẩm cuối cùng là gì?
A. DNA.
B. RNA.
C. protein.
D. tRNA.
Câu 2: Khi phân tử DNA được tái bản, các sợi đơn mới được tổng hợp theo hướng nào?
A. Cùng chiều tháo xoắn của DNA.
B. Cùng chiều với mạch khuôn .
C. Theo chiều 3’ đến 5’.
D. Theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 3: Trong các acid nucleic, phân tử nào đảm nhiệm vai trò vận chuyển amino acid đến ribosome?
A. DNA
B. mRNA
C. rRNA
D. tRNA
Câu 4: Yếu tố nào dưới đây mang bộ ba đối mã (anticodon)?
A. mRNA.
B. DNA.
C. tRNA.
D. rRNA.
Câu 5: Theo cơ chế điều hòa của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra không phụ thuộc vào việc môi trường có hoặc không có Lactose?
A. Một số phân tử Lactose liên kết với protein ức chế.
B. Gene điều hòa LacI tổng hợp protein ức chế.
C. Các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử RNA tương ứng.
D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của operon thì quá trình phiên mã của các gene LacZ, LacY, LacA có thể không diễn ra ngay cả khi môi trường có Lactose?
A. Gene cấu trúc LacZ.
B. Trình tự P (promoter).
C. Gene cấu trúc LacY.
D. Gene cấu trúc LacA.
Câu 7: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gene của operon Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có Lactose?
A. Một phân tử Lactose liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
B. RNA polymerase liên kết với trình tự P (promoter) để tiến hành phiên mã.
C. Protein ức chế liên kết với trình tự O (operator) ngăn cản quá trình phiên mã của các gene cấu trúc.
D. Các phân tử mRNA của các gene cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzyme phân giải đường Lactose.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây chứng tỏ điều hòa biểu hiện gene giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể ở sinh vật đa bào?
A. Ở người, gene tham gia quy định hình thái của cơ thể chỉ biểu hiện ở giai đoạn phôi.
B. Khi môi trường có tryptophan, vi khuẩn E.coli sẽ ngưng sản xuất các enzyme xúc tác cho quá trình tổng hợp tryptophan.
C. Các gene tổng hợp kháng thể ở các tế bào miễn dịch được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
D. Khi tế bào gặp điều kiện nhiệt đô cao bất thường, một số gene được kích hoạt để tạo ra các protein chống sốc nhiệt.
Câu 9: Đột biến thay thế một cặp nucleotide được gọi là đột biến đồng nghĩa xảy ra khi
A. có sự thay đổi amino acid tương ứng trong chuỗi polypeptide.
B. thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.
C. thay đổi toàn bộ amino acid trong chuỗi polypeptide.
D. không làm thay đổi amino acid nào trong chuỗi polypeptide.
Câu 10: Những đột biến trong cấu trúc của gene liên quan đến một cặp nucleotide gọi là dạng đột biến nào sau đây?
A. Đột biến số lượng NST.
B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến điểm.
D. Thể đột biến.
Câu 11: Tác nhân sinh học gây ra đột biến gene gồm
A. virus viêm gan B, virus herpes.
B. nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.
C. kiến ba khoang, ong bắp cày.
D. nấm độc, vi khuẩn lao.
Câu 12: Tạo động vật và thực vật biến đổi gene đều dựa trên công nghệ nào?
A. Công nghệ tế bào.
B. Công nghệ DNA tái tổ hợp.
C. Công nghệ enzyme.
D. Công nghệ giải trình tự gene.
Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là
A. DNA và protein histone.
B. DNA và mRNA.
C. DNA và tRNA.
D. RNA và protein.
Câu 14: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 700 nm.
B. 300 nm.
C. 30 nm.
D. 10 nm.
Câu 15: Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................