Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 04

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị cơ bản của tiến hóa là gì?

A. Cá thể

B. Quần thể

C. Hệ sinh thái

D. Loài

Câu 2: Khi một loài mới hình thành mà không có sự cách ly địa lý, hiện tượng này được gọi là:

A. Hình thành loài cùng khu

B. Hình thành loài khác khu

C. Hình thành loài bằng con đường địa lý

D. Hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái

Câu 3: Trong các loại bằng chứng tiến hóa, loại nào là bằng chứng trực tiếp:

A. bằng chứng sinh học phân tử.

B. bằng chứng hóa thạch

C. bằng chứng giải phẫu so sánh

D. bằng chứng tế bào học

Câu 4: Nhân tố hữu sinh là gì?

A. Là các loài sinh vật sống khác môi trường

B. Là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường

C. Là nhân tố ánh sáng

D. Là nhân tố khí hậu

Câu 5: Loài chỉ có thể sống được trong một khoảng hẹp của điều kiện môi trường được gọi là:

A. Loài có phạm vi sinh thái hẹp

B. Loài có phạm vi sinh thái rộng

C. Loài ưu thế

D. Loài ngẫu nhiên

Câu 6: Trong các bệnh sau, bệnh nào liên quan đến ti thể?

A. Hội chứng Down

B. hội chứng Leigh

C. Hội chứng DiGeorge

D. Hội chứng Triple X

Câu 7: Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối bởi (các) yếu tố nào sau đây?

A. Kiểu gene.

B. Môi trường.

C. Kiểu gene và môi trường.

D. Các cơ thể sinh vật khác sống trong cùng môi trường.

bón.                                 

Câu 8: Trong tiến hóa nhỏ, sinh vật xuất hiện sau thường mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sinh vật xuất hiện trước vì:

A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.

C. Chọn lọc tự nhiên đã chọn được những kiểu gen thích nghi hơn, giữ lại cho sinh sản từ đó làm cho các cá thể thích nghi xuất hiện nhiều về sau.

D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các dạng trung gian giữ lại các dạng thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.

Câu 9: Các tế bào có những đặc điểm cấu trúc nào giống nhau:

A. đều có màng tế bào, nhân, tế bào chất

B. đều có tế bào, màng tế bào, nhân

C. đều có tế bào, vùng nhân và màng tế bào

D. đều có nhân, tế bào chất.

Câu 10: Một quần thể có tỉ lệ các cá thể với kiểu gene như sau: 300 AA : 500Aa : 200aa. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Tần số kiểu gene AA là 0,3.                        

B. Tần số allele A là 0,55.

C. Tần số allele a là 0,45.                                

D. Tần số kiểu gene aa là 0,7.

Câu 11: Ở tế bào động vật, bào quan nào sau đây chứa gene di truyền theo dòng mẹ?

A. Ti thể.                

B. Ribosome.                    

C. Không bào.                  

D. Lưới nội chất.

Câu 12: Người ta làm thí nghiệm trên một giống thỏ Himalaya như sau: cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; sau một thời gian, tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Phát biểu nào sau đây đúng khi giải thích về hiện tượng này?

A. Nhiệt độ thấp làm cho allele quy định lông trắng bị biến đổi thành allele quy định lông đen.

B. Nhiệt độ thấp gây ra đột biến làm tăng hoạt động của gene quy định lông đen,

C. Nhiệt độ thấp làm bất hoạt các enzyme cần thiết để sao chép các gene quy định màu lông.

D. Nhiệt độ thấp làm thay đổi biểu hiện gene quy định màu lông thỏ.

Câu 13: Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên?

(1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.

(3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.

(4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến.

(5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

A. (1), (3).   

B. (2), (4).    

C. (1), (5).    

D. (2),(3)..

Câu 14: Trong các ví dụ sau, đâu không phải là ví dụ về cấu trúc thoái hóa:

A. ruột thừa

B. lông trên bề mặt cơ thể người

C. dấu vết xương chi sau ở cá voi

D. cánh của con chuồn chuồn.

Câu 15: Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở 

A. tần số allele và thành phần kiểu gene.

B. tỉ lệ giới tính của quần thể.

C. mật độ cá thể của quần thể.

D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay