Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối bài 45: Sinh quyển
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 45: Sinh quyển . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?
- Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
- Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
- Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
- Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 2: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có
- toàn bộ thực vật sinh sống.
- tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
- toàn bộ sinh vật sinh sống.
- thực, động vật; vi sinh vật.
Câu 3: Giới hạn của sinh quyển bao gồm
- phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
- phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
- phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
- phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.
Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?
- Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
Câu 5: Khu sinh học chủ yếu là
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học nước ngọt
- Khu sinh học biển
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Đây là khu sinh học nào?
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học nước ngọt
- Khu sinh học biển
- Khu sinh học thủy sinh
Câu 7: Thứ tự các khu sinh học từ vùng cực đến vùng nhiệt đới là
- Rừng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới
- Rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng hàn đới, rừng mưa nhiệt đới
- Rừng lá kim phương bắc, rừng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng ôn đới
- Rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng rêu hàn đới
Câu 8: Khu sinh học nước ngọt được chia thành mấy nhóm chính
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 9: Lí do hình thành các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng là
- Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau, điều kiện khí hậu không đồng nhất
- Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau có thảm động, thực vật khác nhau
- Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau, đặc điểm sinh thái khác nhau
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Thành phần cấu tạo chính của sinh quyển
- Khí quyển
- Thủy quyển
- Thạch quyển
- Tất cả các đáp án trên
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng?
- Sinh vật tập trung với mật độ cao nhất ở nơi có thực vật sinh sống.
- Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển.
- Cấu trúc sinh quyển được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
- Khối lượng vật chất của sinh quyển nhiều hơn so với các quyển khác.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?
- Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
- Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
- Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
- Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?
- Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
- Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
- Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
- Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
- Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
- Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.
- Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
- Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
Câu 5: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua
- chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.
- lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái.
- nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng.
- chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng.
Câu 6: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?
- Thảo nguyên.
- Đài nguyên.
- Rừng lá rộng.
- Rừng lá kim.
Câu 7: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
- Rừng xích đạo.
- Xavan.
- Rừng nhiệt đới ẩm.
- Rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 8: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
- Đài nguyên.
- Rừng lá rộng.
- Rừng lá kim.
- Thảo nguyên.
Câu 9: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
- Đài nguyên.
- Bán hoang mạc.
- Rừng nhiệt đới ẩm.
- Rừng hỗn hợp.
Câu 10: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường đới ôn hoà?
- Rừng lá rộng.
- Rừng lá kim.
- Xavan.
- Thảo nguyên.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?
- Sinh vật.
- Địa hình.
- Khí hậu.
- Thổ nhưỡng.
Câu 2: Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua
- độ ẩm và lượng mưa.
- lượng mưa và gió.
- độ ẩm và khí áp.
- nhiệt độ và độ ẩm.
Câu 3: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là
- độ ẩm.
- nơi sống.
- thức ăn.
- nhiệt độ.
Câu 4: Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là..........của nhiều loài sinh vật.
- thành phần.
- điều kiện sống.
- môi trường sống.
- thức ăn.
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 45: Sinh quyển