Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P6)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P6). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG VII . SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI (PHẦN 6 )
Câu 1: Các biện pháp phòng chống bệnh về đường hô hấp:
(1) Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh
(2) Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, sạch sẽ
(3) Khi ra ngoài cần sử dụng khẩu trang, giữ nơi ở sạch sẽ không khí thoáng mát
(4) Tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp
(5) Sử dụng thuốc lá
- (1) , (2) , (3), (4)
- (2) , (3) , (4)
- (1) , (2) , (3)
- (2) ,(4) , (5)
Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
- Hình thành thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài
- B. Uống nước không đủ kiến nước tiểu trở nên quá cô đặc
- Thói quen nhịn bữa sáng
- Tất cả các ý trên.
Câu 3: Cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chức năng gan, thật khi lượng uric acid trong máu :
- Thấp hơn bình thường trong thời gian dài
- B. Cao hơn bình thường trong thời gian dài
- Không xảy ra hiện tượng gì trong thời gian dài
- Dao động liên tục trong thời gian dài
Câu 3: Tủy sống nằm ở vị trí nào của cơ thể ?
- Hộp sọ
- B. Ống các loại xương đòn
- Ống xương sống
- Xương chậu
Câu 4: Dinh dưỡng là
- Quá trình sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể
- Quá trình tiếp nhận thức ăn và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể
- Quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể
- Quá trình biến đổi thức ăn sau khi đưa vào cơ thể và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể
Câu 5: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?
- Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
- Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
Câu 6: Cơ quan bài tiết là?
- Da bài tiết mồ hôi.
- Thận bài tiết nước tiểu,
- Phổi thải khí carbonic.
- Cả A, B và C
Câu 7: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?
- Huyết tương
- Hồng cầu
- Bạch cầu
- Tiểu cầu
Câu 8: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
- 1000 – 1500 ml
- 800 – 1200 ml
- 400 – 600 ml
- 500 – 800 ml
Câu 9: Theo chiều lưng-bụng thì ống đái, âm đạo và trực tràng của người phụ nữ sắp xếp theo trật tự như thế nào?
- Ống đái – âm đạo – trực tràng
- Âm đạo – Trực tràng - ống đái
- Trực tràng – ống đái – âm đạo
- Trực tràng – âm đạo - ống đái
Câu 10: Da có vai trò gì đối với đời sống con người?
- Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài
- Bảo vệ cơ thể
- Điều hòa thân nhiệt
- Tất cả các phương án trên
Câu 11: Tính chất của hormone là gì?
- Kích thích các quá trình sinh lí
- Có hoạt tính sinh học cao
- Dễ bị phân huỷ trong dung môi
- Cả B và C
Câu 12: Bộ phận ngoại biên gồm
- Các hạch thần kinh
- Các hạch thần kinh và dây thần kinh
- Não
- Não và tủy sống
Câu 13: Huyết tương chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong máu
- 35%
- 40%
- 55%
- 60%
Câu 14: Tuyến tụy có 2 loại tế bào, đó là 2 loại tế bào nào?
- Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết insullin.
- Tế bào tiết glycerin và tế bào tiết insullin.
- Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết glucose.
- Tế bào tiết glucose và tế bào tiết insullin.
Câu 15: Ảnh của vật hiện trên điểm vàng nhìn rõ nhất là vì
- Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận
- Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần
- Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào kinh riêng rẽ
- Câu A và C đúng
Câu 16: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
- Giới tính
- Độ tuổi
- Hình thức lao động
- Trạng thái sinh lí của cơ thể
- 1, 2, 3, 4
- 1, 2, 3
- 1, 2, 4
- 2, 3, 4
Câu 17: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
- Tất cả các phương án còn lại.
- Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
- Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
- Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
Câu 18: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?
- 500 – 700 ml.
- 1200 – 1500 ml.
- 800 – 1000 ml.
- 1000 – 1200 ml.
Câu 19: Sự phát sinh và phát triển của các tế bào sinh dục xảy ra ở
- buồng trứng và tinh hoàn.
- cơ quan sinh dục phụ.
- tử cung.
- âm đạo.
Câu 20: Muốn tránh thai cần theo nguyên tắc?
- Ngăn trứng chín và rụng.
- Không để trứng và tinh trùng gặp nhau,
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Cả A, B và C
Câu 21: Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì không đúng chung cho cả nam và nữ là
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Da trở nên mịn màng, bắt đầu hành kinh,
- Lớn nhanh.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.
Câu 22: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt?
- Màng giác
- Màng cứng
- Màng mạch
- Màng lưới
Câu 23: Hormone glucagon chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hormone?
- Tính đặc hiệu
- Tính phổ biến
- Tính đặc trưng cho loài
- Tính bất biến
Câu 24: Hậu quả nào dưới đây không phải của bệnh lậu
- Làm hẹp đường dẫn tinh.
- Tắc ống dẫn trứng hoặc chửa ngoài dạ con.
- Con sinh ra dễ bị mù loà
- Có thể sinh quái thai hoặc con sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh.
Câu 25: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động?
- Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ.
- Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế.
=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 30: Khái quát về cơ thể người