Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P5)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P5). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (PHẦN5)

Câu 1: Mật độ của quần thể tăng khi

  1. Khi điều kiện sống bị thay đổi đột ngột: bão, lũ, dịch bệnh
  2. Khi có sự tách đàn, cá thể trong một số cá thể thuộc quần thể
  3. Khi khu vực sinh sống được mở rộng
  4. Khi nguồn thức ăn trong quần thể tăng mạnh

Câu 2: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi là

  1. 25°C
  2. 15°C
  3. 37°C
  4. 30°C

Câu 3: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:

(1) Môi trường không khí    

(2) Môi trường trên cạn    

(3) Môi trường đất

(4) Môi trường xã hội    

(5) Môi trường nước ngọt nước mặn    

(6) Môi trường sinh vật

  1. (1), (2), (5)
  2. (3),(4),(5)
  3. (1), (4), (5), (6)
  4. (2), (3), (5), (6)

Câu 4:  Khi nhắc tới chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái thì giữa sinh vật có mối quan hệ gì ?

  1. quan hệ cạnh tranh
  2. quan hệ đối kháng
  3. quan hệ vật ăn thịt – con mồi
  4. quan hệ hợp tác

Câu 5: Trong các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn nào cung cấp cho người năng lượng tốt nhất

  1. thực vật → gà → người
  2. thực vật →người
  3. thực vật → động vật phù du → cá → người
  4. thực vật → sâu → vịt → người

Câu 6:  Quần thể là

  1. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  2. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  3. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  4. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 7: Thành phần cấu tạo chính của sinh quyển

  1. Khí quyển
  2. Thủy quyển
  3. Thạch quyển
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Hiệu suất sinh thái là

  1. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
  2. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
  3. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.
  4. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Câu 9: Thế nào là ô nhiễm môi trường?

  1. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
  2. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
  3. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
  4. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  1. Đáy tháp rộng.
  2. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
  3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
  4. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

  1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,… hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
  2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
  3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
  4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 12: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây? 

  1. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
  2. Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người
  3. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 13: Biểu hiện của cân bằng tự nhiên là

  1. Trạng thái cân bằng của quần thể
  2. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã
  3. Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

  1. toàn bộ thực vật sinh sống.
  2. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
  3. toàn bộ sinh vật sinh sống.
  4. thực, động vật; vi sinh vật.

Câu 15: Sinh vật ăn thịt là

  1. Con bò
  2. Con cừu
  3. Con thỏ
  4. Cây nắp ấm

Câu 16: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là

  1. Có số cá thể cùng một loài
  2. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định
  3. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
  4. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 17: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
  2. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
  3. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
  4. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

Câu 18: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là

  1. tôm nước lợ
  2. cây tràm
  3. cây mua
  4. bọ lá

Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  2. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  3. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  4. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?

  1. Các chất thải không được thu gom
  2. Các chất thải không được xử lí
  3. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách
  4. Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí

Câu 21: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

  1. Sinh vật.
  2. Địa hình.
  3. Khí hậu.
  4. Thổ nhưỡng.

Câu 22: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây

  1. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn
  2. Cỏ → trăn →châu chấu → vi khuẩn →gà rừng
  3. Cỏ → châu chấu → gà rừng→ trăn →vi khuẩn
  4. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn

Câu 23: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là

  1. Trồng cây, gây rừng
  2. Tiến hành chăn thả gia súc
  3. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
  4. Làm nhà ở

Câu 24: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Dạng phát triển.                         
  2. Dạng ổn định.
  3. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      
  4. Dạng giảm sút.

Câu 25: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?

(1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.

(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.

(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.

(4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.

(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

  1. (2) và (5)
  2. (1) và (2)
  3. (1) và (5)
  4. (3) và (4)

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay