Phiếu trắc nghiệm Thiết kế và Công nghệ 10 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Thiết kế & CN) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Một trong những yêu cầu quan trọng đối với người lao động trong ngành cơ khí là:
A. Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, mô phỏng.
B. Không cần sức khỏe tốt vì chỉ làm việc với máy móc.
C. Chỉ cần biết lắp ráp thiết bị cơ khí.
D. Không cần kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật.
Câu 2: Hình cắt là gì?
A. Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
B. Hình biểu diễn bao gồm mặt cắt và hình chiếu của phần vật thể còn lại.
C. Hình chiếu vuông góc của phần vật thể.
D. Hình vẽ minh họa tất cả các chi tiết của vật thể.
Câu 3: Khi tiến hành vẽ hình chiếu trục đo của vật thể, ta cần làm gì đầu tiên?
A. Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể
B. Vẽ các thành phần của vật thể
C. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy
D. Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể
Câu 4: Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ theo quy định trong:
A. TCVN 7:1993
B. TCVN 10:1995
C. ISO 9001
D. Tiêu chuẩn quốc gia
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất?
A. Là phương tiện thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế.
B. Là tài liệu để kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
C. Giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn.
D. Là tài liệu giúp chế tạo và thi công sản phẩm.
Câu 6: Ưu điểm của hình chiếu trục đo là gì?
A. Giữ nguyên tất cả kích thước thực tế.
B. Biểu diễn ba chiều của vật thể, dễ hiểu và dễ đọc.
C. Tạo ra hình chiếu chính xác hơn.
D. Hạn chế sai số khi đo đạc.
Câu 7: Phương pháp chiếu góc thứ nhất có mấy hướng chiếu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, mặt phẳng hình chiếu có vị trí như thế nào so với người quan sát?
A. Người quan sát đứng giữa các mặt phẳng hình chiếu và vật thể
B. Các mặt phẳng hình chiếu nằm giữa người quan sát và vật thể
C. Vật thể nằm giữa người quan sát và các mặt phẳng hình chiếu
D. Người quan sát và vật thể nằm cùng một phía của mặt phẳng hình chiếu
Câu 9: Khi vẽ hình cắt cục bộ, phần vật thể không bị cắt sẽ được ghép với hình cắt bằng đường nét nào?
A. Nét liền đậm.
B. Nét đứt mảnh.
C. Nét lượn sóng mảnh.
D. Nét chấm gạch mảnh.
Câu 10: Theo tiêu chuẩn, khổ chữ trong bản vẽ kĩ thuật được đo bằng gì?
A. Chiều cao chữ hoa (h) tính bằng mm.
B. Chiều rộng chữ thường.
C. Độ dày nét chữ.
D. Khoảng cách giữa các chữ.
Câu 11: Một trong những đặc điểm của ngành kĩ thuật, công nghệ là:
A. Hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên
B. Chỉ tập trung vào sản xuất
C. Luôn cải tiến và nghiên cứu phát triển
D. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Câu 12: Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, hệ số biến dạng của các trục đo có giá trị gần đúng là bao nhiêu?
A. 1
B. 0,5
C. 0,82
D. 1,5
Câu 13: Khung tên trong bản vẽ kĩ thuật được đặt ở vị trí nào?
A. Góc trái phía trên bản vẽ.
B. Góc phải phía dưới bản vẽ.
C. Ở giữa bản vẽ.
D. Góc phải phía trên bản vẽ.
Câu 14: Trong phương pháp chiếu góc thứ ba, hình chiếu cạnh nằm ở đâu so với hình chiếu đứng?
A. Nằm bên trái
B. Nằm bên phải
C. Nằm phía trên
D. Nằm phía dưới
Câu 15: Lý do nào sau đây khiến hình chiếu vuông góc được sử dụng phổ biến trong bản vẽ kỹ thuật?
A. Dễ vẽ và không cần tuân theo quy tắc nào.
B. Giúp thể hiện rõ ràng kích thước, hình dạng và kết cấu vật thể.
C. Tiết kiệm giấy vẽ hơn các phương pháp khác.
D. Không yêu cầu kỹ năng đọc bản vẽ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................