Phiếu trắc nghiệm tin học 9 chân trời bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mẫu tin học 9 chân trời sáng tạo bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CUỘC SỐNGBÀI 1: VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
(19 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong y tế?
- Thiết bị quét mã vạch trên hàng hoá.
- Máy chụp cắt lớp.
- Máy ATM.
- Đồng hồ thông minh.
Câu 2: Thiết bị nào sau đây không gắn bộ xử lí thông tin?
- Máy giặt.
- Thiết bị nhận dạng vân tay.
- Bảng từ trắng.
- Máy bán hàng tự động.
Câu 3: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật?
- Mua bán trực tuyến.
- Mô phỏng động đất.
- Dự báo thời tiết.
- Giải mã gen.
Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong đời sống xã hội?
- Giải trí.
- Thực hiện các giao dịch hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến.
- Mua bán trực tuyến.
- Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
Câu 5: Máy tính không có khả năng nào sau đây?
- Chia sẻ, truy cập thông tin từ xa.
- Lưu trữ lượng dữ liệu lớn.
- Truyền tải cảm xúc.
- Tính toán nhanh, chính xác.
Câu 6: Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong nông nghiệp?
- Máy tính cầm tay.
- Hệ thống lắp ráp tự động.
- Máy chiếu.
- Thiết bị phun sương tự động.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Phương án nào sau đây không phải là dịch vụ trao đổi, chia sẻ thông tin trên Internet?
- Viết thư tay.
- Đọc báo điện tử.
- Gọi video.
- Giao lưu trên mạng xã hội.
Câu 2: Công nghệ thông tin có tác động tích cực đến phương thức làm việc như thế nào?
- Dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận thông tin trên mọi lĩnh vực.
- Thúc đẩy quá trình tự động hoá ở mọi công đoạn sản xuất.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Nhiều công việc có thể được thực hiện qua mạng như: khám chữa bệnh từ xa, mua, bán trực tuyến, ...
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
- Công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức con người thu thập, lưu trữ, xử lí, cung cấp, chia sẻ thông tin.
- Công nghệ thông tin góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Chụp ảnh dùng phim có chi phí thấp hơn chụp ảnh kĩ thuật số.
- Sự xuất hiện bạo lực qua mạng là một tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đối với xã hội, giáo dục.
Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực của công nghệ thông tin đối với giáo dục?
- Công nghệ đa phương tiện, công cụ mô phỏng giúp việc dạy học trở nên hiệu quả, sinh động hơn.
- Mang lại nhiều lựa chọn giải trí.
- Dễ dàng truy cập nguồn tài liệu học tập phong phú trên Internet.
- Dễ dàng tham gia các khoá học trực tuyến phù hợp với bản thân.
Câu 5: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đối với xã hội, giáo dục?
- Rút ngắn khoảng cách, kết nối con người nhanh chóng.
- Nguy cơ mắc bệnh béo phì.
- Xuất hiện tình trạng gian lận trong học tập, thi cử.
- Dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính bằng ứng dụng ngân hàng số.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?
- Bộ phận quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit – CPU).
- Với sự tiến bộ của công nghệ mạch tích hợp, bộ xử lí thông tin ngày càng nhỏ gọn, giá thành hợp lí và trở thành bộ phận của nhiều thiết bị thông dụng trong đời sống xã hội.
- Hệ thống tưới tiêu tự động là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử líthông tintrong sản xuất công nghiệp.
- Hệ thống thanh toán trong siêu thị là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử líthông tintrong lĩnh vực thương mại.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
- Các máy tính thông dụng ngày nay có thể thực hiện hàng chục tỉ phép tính mỗi giây.
- Dịch vụ “Điện toán đám mây” cho phép thực hiện việc lưu trữ, truy cập dữ liệu ngoại tuyến.
- Nhờ máy tính và các thiết bị số, việc truyền tải thông tin đã có những bước tiến lớn về tốc độ và độ tin cậy.
- Máy tính thực hiện công việc tự động theo chương trình, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, làm việc không ngừng nghỉ.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Hệ thống thu phí tự động trên đường cao tốc là thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin được sử dụng trong lĩnh vực nào?
- Giao thông.
- Công nghiệp.
- Khoa học.
- Giáo dục.
Câu 2: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?
- Chơi trò chơi.
- Nghe nhạc.
- Làm bánh.
- Đọc sách.
Câu 3: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ thể chất của con người?
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ bị rò rỉ.
- Giảm tương tác giữa người với người.
- Thúc đẩy giao lưu văn hoá, giáo dục.
- Gây tổn hại thị lực.
Câu 4: Công nghệ thông tin tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?
- Xuất hiện lừa đảo qua mạng.
- Rác thải từ những sản phẩm công nghệ lỗi thời.
- Tỉ lệ thất nghiệp tăng.
- Tăng cường kết nối, đẩy nhanh quá trình giao tiếp giữa các cá nhân, tổ chức.
Câu 5: Biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đến sức khoẻ thể chất của con người là
- rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm và đánh giá độ tin cậy của các thông tin nhận được.
- dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè, chơi thể thao, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, …
- cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên Internet và mạng xã hội.
- cập nhật các thông tin về tiến bộ công nghệ.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Nhà tâm lí học Doreen Dodgen-Magee cho biết, trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ dành hơn 11 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ. Điều này gây tác động xấu đến sức khoẻ tâm thần của người dùng. Vậy theo em, công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ tinh thần của con người?
- Sử dụng các thiết bị công nghệ và máy tính gây thoái hóa cột sống.
- Thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế.
- Nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội.
- Khiến con người trở nên thụ động hơn.