Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 chân trời Bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ 

BÀI 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐỐI VỚI

CON NGƯỜI, XÃ HỘI 

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Ảnh hưởng của việc lạm dụng công cụ tìm kiếm, lưu trữ thông tin: 

A, Gặp những vấn đề sức khỏe về thể chất, tinh thần như: giảm thị lực, thính lực, ... 

B. Trở nên thị động, lười suy nghĩ, lười tư duy và ít sáng tạo hơn 

C. Phát sinh những hành vi thiếu văn hóa, trái đạo đức, vi phạm pháp luật 

D. Nguy cơ bị tụt hậu, thất nghiệp 

Câu 2: Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng?

A. Internet Banking.

B. Mua sắm trực tuyến.

C. Học online.

D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến.

Câu 3: Hành vi có văn hóa, đạo đức trên mạng xã hội: 

A. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên internet của tổ chức 

B. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép 

C. Chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, tin cậy 

D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính

Câu 4: Hành vi bị cấm trên mạng xã hội: 

A. Sử dụng họ, tên thật 

B. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm kích động bạo lực 

C. Tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn lành mạnh 

D. Không sử dụng ngôn từ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục, gây thù hận

Câu 5: Văn bản nào quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet

A. Luật An ninh mạng.

B. Luật An toàn thông tin.

C. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

D. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.

Câu 6: Văn bản nào cụ thể hóa một số hành vi vi phạm pháp luật về đưa thông tin trên mạng xã hội 

A. Luật An ninh mạng 

B. Quyết định số 874/QDD-BTTTT

C. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP

D. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP

Câu 7: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?

A. Giao lưu với bạn bè và người thân.

B. Học hỏi kiến thức.

C. Đăng thông tin giả, thông tin sai sự thật.

D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.

Câu 8: Hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

A. Làm việc trực tuyến

B. Học tập trực tuyến.

C. Đọc tin tức

D. Sử dụng mạng xã hội.

Câu 9: Hành động nào sau đây là đúng khi tham gia mạng xã hội?

A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ

B. Trình báo với cơ quan chức năng khi bị đe dọa trên mạng xã hội

C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực

D. Đăng thông tin không đúng về một người nào đó lên mạng xã hội

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của việc bị lệ thuộc vào công nghệ số: 

A. Lạm dụng công cụ tìm kiếm,, lưu trữ thông tin 

B. Cảm thấy buồn chán, bực bội, thậm chí là bị trầm cảm khi không được truy cập Internet

C. Lạm dụng thiết bị thu âm, ghi hình kĩ thuật số và tùy tiện trong việc chia sẻ, chỉnh sửa, lan truyền thông tin trên Internet 

D. Ít trò chuyện, ít giao lưu trực tiếp, giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và xã hội 

Câu 2: Đâu không phải là mặt trái của công nghệ số 

A. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe 

B. Bị lệ thuộc vào công nghệ số 

C. Ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí 

D. Gây tắc nghẽn giao thông 

Câu 3: Hành vi nào sau đây là thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?

A. Dùng từ ngữ phản cảm khi bình luận trên các diễn đàn, mạng xã hội.

B. Sử dụng phần mềm không có bản quyền.

C. Làm lộ thông tin cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng xấu.

D. Sử dụng dữ liệu của người khác mà không xin phép.

Câu 4: Hình ảnh sau đây cho thấy tác động tiêu cực nào của công nghệ đối với đời sống con người, xã hội 

Hiểm họa từ bạo lực mạng

A. Nghiện Internet

B. Bắt nạt, bạo lực qua Internet

C. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình 

D. Gây nguy hại cho môi trường 

Câu 5: Hình ảnh sau đây cho thấy tác động tiêu cực nào của công nghệ đối với đời sống con người, xã hội 

A person and a child sitting on a couch

Description automatically generated

A. Nghiện Internet

B. Bắt nạt, bạo lực qua Internet

C. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình 

D. Gây nguy hại cho môi trường 

Câu 6: Hình ảnh sau đây cho thấy tác động tiêu cực nào của công nghệ đối với đời sống con người, xã hội 

A pile of computer equipment

Description automatically generated

A. Nghiện Internet

B. Bắt nạt, bạo lực qua Internet

C. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình 

D. Gây nguy hại cho môi trường 

Câu 7: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

A. Nguy cơ thất nghiệp tăng.

B. Tổn hại thị lực.

C. Giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.

D. Tạo ra rác thải điện tử.

Câu 8: Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ số đến đời sống con người?

A. Thông tin cá nhân bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.

B. Cung cấp các công cụ giáo dục tiên tiến.

C. Thiết bị số nhanh chóng trở nên lỗi thời.

D. Người dân ở các vùng khó khăn ngày càng tụt hậu.

Câu 9: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ thể chất của con người như thế nào?

A. Gây ra bệnh khô mắt và giảm thị lực.

B. Những mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng.

C. Dễ có những cảm xúc tiêu cực.

D. Cổ xuý lối sống thiếu đạo đức.

Câu 10: Mặt trái của việc sử dụng tính ẩn danh khi tương tác qua mạng:

A. Phát sinh những tiêu cực về đạo đức, văn hóa, pháp luật trong môi trường số 

B. Ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí 

C. Nguy cơ tụt hậu, mất việc làm 

D. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là

A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.

B. Lừa đảo qua mạng.

C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.

D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với con người?

A. Hạn chế hoặc tái sử dụng túi ni lông và vật dụng làm từ nhựa.

B. Ăn uống lành mạnh.

C. Dành nhiều thời gian để sinh hoạt chung với gia đình, chơi thể thao,…

D. Nằm khi dùng điện thoại.

Câu 3: Cho tình huống sau: “Do mâu thuẫn, bạn A tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ bạn B. Do có nhiều bình luận với lời lẽ thô tục, ác ý nên bạn B xấu hổ, bỏ học.”

Tình huống trên thuộc hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây? 

A. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân 

B. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân 

C. Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép 

D. Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân

Câu 4: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành

C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo

D. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

Câu 5: Nhận được một email thông báo trúng thưởng. Mai mở ra và nháy chuột vào liên kết bên trong. Sau đó tài khoản email của Mai bị chiếm đoạt và người thân nhận đươc từ tài khoản đó có những tin nhắn vay tiền. Em hãy cho biết trường hợp trên đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet như thế nào?

A. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành

B. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo

C. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

D. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Mức xử phạt cho cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân

A. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

B. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

D. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay