Phiếu trắc nghiệm Tin học 9 chân trời Bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC 

BÀI 5: TRÌNH BÀY, TRAO ĐỔI THÔNG TIN 

(18 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Phần mềm nào giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?

A. DoodleMaths

B. Magisto

C. MindMaple

D. Sketchup

Câu 2: Em có thể chia sẻ thông tin bằng

A. Sơ đồ thuật toán.

B. Sơ đồ tư duy.

C. Sơ đồ khối.

D. Sơ đồ mạch điện.

Câu 3: Để đính kèm tệp (văn bản, video, bảng tính,...) vào sơ đồ tư duy, ta chọn biểu tượng: 

A.

B. A close-up of a paper clip

Description automatically generated

C.

D.

Câu 4: Để đính kèm tệp hình ảnh vào sơ đồ tư duy, ta chọn biểu tượng: 

A.

B. A close-up of a paper clip

Description automatically generated

C.

D.

Câu 5: Cho sơ đồ tư duy bên dưới:

Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 10 (có đáp án): Sơ đồ tư duy

Hãy cho biết tên của các chủ đề nhánh?

A. Kiên định hành động.

B. Bạn đang ở đâu? Bạn muốn gì? Làm thế nào đạt được?

C. Thời gian đạt được.

D. Điều chỉnh.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video là những phương tiện khác nhau để trình bày thông tin 

B. Video không phải là phương tiện phù hợp để trình bày diễn biến của sự việc, hiện tượng 

C. Hình ảnh thường được sử dụng để minh họa, giúp trình bày thông tin một cách trực quan 

D. Biểu đồ giúp nhận biết một cách trực quan về mối quan hệ tương quan giữa các dữ liệu, làm nổi bật ý nghĩa của dữ liệu 

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là lưu ý để sử dụng hợp lí phương tiện trực quan trong trình bày, trao đổi thông tin: 

A. Phù hợp 

B. Đơn giản, dễ hiểu 

C. Đẹp, rõ nét 

D. Màu sắc sặc sỡ

Câu 3: Để biểu diễn hình ảnh, biểu đồ và video một cách hợp lí trong trình bày thông tin, em cần sử dụng công cụ trực quan theo nguyên tắc gì?

A. Đơn giản và chi tiết.

B. Phức tạp và rõ ràng.

C. Đơn giản và rõ ràng.

D. Chi tiết và tổng quát.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sơ đồ tư duy nên được trình bày trong một trang.

B. Để sử dụng hình ảnh, biểu đồ và video hợp lí trong trình bày thông tin, em cần chú ý đảm bảo chất lượng dữ liệu.

C. Khi chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để cộng tác theo thời gian thực, việc mở một kênh hội thoại để các thành viên trao đổi trong quá trình hoàn thiện sản phẩm là rất cần thiết.

D. Em không thể đính kèm trang tính vào sơ đồ tư duy.

Câu 5: Phần mềm máy tính nào dưới đây là ví dụ về sản phẩm đa phương tiện:

A. Phần mềm đồ họa

B. Phần mềm trình chiếu

C. Phần mềm trò chơi

D. Phần mềm xử lý ảnh

Câu 6: Hãy chọn câu trả lời sai. Đa phương tiện có những ưu điểm và hạn chế nào sau:

A. Thu hút sự chú ý hơn, vì sự kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với chỉ một dạng thông tin cơ bản.

B. Không thích hợp với việc sử dụng máy tính, mà chỉ thích hợp cho tivi, máy chiếu phim, máy nghe nhạc

C. Rất phù hợp cho giải trí, nâng cao hiệu quả dạy và học

D. Thể hiện thông tin tốt hơn

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Khi trình bày về bàn thắng được bình chọn là đẹp nhất của World Cup vừa qua, em nên chọn phương tiện trực quan nào? 

A. Hình ảnh 

B. Video 

C. Văn bản 

D. Trang tính 

Câu 2: Khi tạo sơ đồ tư duy về CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945), em nên đính kèm loại dữ liệu nào ở nhánh Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hình ảnh.

B. Video.

C. Văn bản.

D. Trang tính.

Câu 3: Nếu trình bày tiến trình lịch sử thì loại sơ đồ nào sẽ phát huy hiệu quả?

A. Sơ đồ dòng thời gian.

B. Sơ đồ quy trình.

C. Sơ đồ vòng đời.

D. Sơ đồ luồng dữ liệu.

Câu 4: Khi làm việc theo nhóm, em có thể chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để cộng tác theo thời gian thực như thế nào?

A. Sử dụng phần mềm để tạo sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu trực tuyến để các thành viên trong nhóm có thể chủ động chỉnh sửa theo thời gian phù hợp với mình.

B. Gửi sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu cho từng thành viên để làm cùng nhau.

C. Sử dụng phần mềm tạo sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu trực tuyến để tất cả các thành viên cùng chỉnh sửa sản phẩm trực tuyến.

D. Chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác xem.

Câu 5: Cách dễ dàng nhất để hợp tác và trao đổi thông tin là

A. chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác xem.

B. chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để cộng tác theo thời gian thực.

C. chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác chủ động cập nhật.

D. sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để trình bày trực tiếp.

Câu 6: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức ghi chép nào sau đây sẽ giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác?

A. Liệt kê bằng văn bản.

B. Kẻ bảng (theo hàng, cột).

C. Vẽ sơ đồ (với các đường nối).

D. Minh họa bằng hình ảnh 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phương án nào sau đây là phần mềm tạo sơ đồ tư duy?

A. Rhino.

B. Audacity.

C. Yandex.

D. Freeplane.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay