Phiếu trắc nghiệm Toán 5 chân trời Bài 68: Em làm được những gì?

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 68: Em làm được những gì?. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 6. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG. HÌNH TRỤ

BÀI 68: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Hình hộp chữ nhật có:

A. Hai mặt đáy và bốn mặt bên, các mặt đối diện của hình hộp chữ nhật bằng nhau.

B. Hai mặt đáy và hai mặt bên, các mặt đối diện của hình hộp chữ nhật bằng nhau.

C. Hai kích thước: chiều dài, chiều rộng.

D. Tất cả các cạng đều bằng nhau.

Câu 2: Hình trụ có:

A. Hai đáy là hình tròn có cùng bán kính.

B. Hai đáy là hình tròn khác bán kính.

C. Hai đáy là hình vuông bằng nhau.

D. Hai đáy là hình tam giác bằng nhau.

Câu 3: Hình lập phương có:

A. Năm mặt đều là hình chữ nhật.

B. Năm mặt đều là hình vuông.

C. Sáu mặt đều là hình chữ nhật.

D. Sáu mặt đều là hình vuông.

Câu 4: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương, ta lấy:

A. Diện tích một mặt nhân với 3.

B. Diện tích một mặt nhân với 4.

C. Diện tích một mặt nhân với 5.

D. Diện tích một mặt nhân với 6.

Câu 5: Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, ta tính:

A. Hiệu diện tích xung quanh và chiều cao của hình hộp chữ nhật.

B. Tổng diện tích xung quanh và chiều cao của hình hộp chữ nhật.

C. Hiệu diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật.

D. Tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật.

Câu 6: Hình dưới đây là hình khai triển của:

A. Hình chữ nhật.

B. Hình vuông.

C. Hình hộp chữ nhật.

D. Hình lập phương.

Câu 7: Hình dưới đây là hình khai triển của:

A. Hình lập phương.

B. Hình hộp chữ nhật.

C. Hình tròn.

D. Hình trụ.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Theo em, mảnh bìa nào có thể gấp thành hình lập phương sau:

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5 cm là:

A. 100 cm2.

B. 150 cm2.

C. 200 cm2.

D. 250 cm2.

Câu 3: Tính diện tích xung quanh của hình sau:

A. 300 cm2.

B. 600 cm2.

C. 700 cm2.

D. 1 300 cm2.

Câu 4: Một đoạn ống thép có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình dưới đây.

Diện tích thép đủ để làm 50 đoạn ống nước như vậy là:

A. 112 cm2.

B. 1 400 cm2.

C. 2 800 cm2.

D. 5 600 cm2.

Câu 5: Linh xếp các hình lập phương nhỏ thành khối dạng hình hộp chữ nhật có chiều cao chiều cao 2 cm. Diện tích xung quanh của mỗi khối lập phương là:

A. 16 cm2.

B. 12 cm2.

C. 6 cm2.

D. 4 cm2.

Câu 6: Người ta đổ cát cát vào một cái hố hình hộp chữ nhật có chiều dài 50 dm, chiều rộng 30 dm và chiều sâu là 50 dm. 

Diện tích toàn phần của cái hố (tính theo đơn vị mét vuông) là:

A. 9 500 m2.

B. 950 m2.

C. 95 m2.

D. 9,5 m2.

Tìm hiểu bài tập sau và lời câu 7 – câu 8.

Lam dự định gói chiếc hộp có kích thước như hình vẽ bằng giấy gói quà.

Câu 7: Diện tích toàn phần của cái hộp là:

A. 64 cm2.

B. 96 cm2.

C. 32 cm2.

D. 80 cm2.

Câu 8: Biết giấy gói quà có chiều dài 30 cm, chiều rộng 9 cm. Tính diện tích phần còn lại của giấy gói quà sau khi gói chiếc hộp. 

A. 174 cm2.

B. 175 cm2.

C. 176 cm2.

D. 177 cm2.

 

--------------------------------

------------- Còn tiếp ------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay