Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều ôn tập chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ BIẾN DẠNG

 

Câu 1: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong thời gian 2 s. Hãy xác định chu kì, tần số của chuyển động trên.

  1. 0,02 s; 50 Hz.
  2. 0,2 s; 5 Hz.
  3. 0,02 s; 40 Hz.
  4. 0,2 s; 40 Hz.

Câu 2: Một kim đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ góc và tốc độ của điểm đầu kim phút.

  1. 1,74 .10-5 rad/s ; 1,74 .10-4 m/s.
  2. 1,74 rad/s; 1,74 .10-5 m/s.
  3. 1,74 .10-3 rad/s; 1,74 m/s.
  4. 1,74 rad/s; 1,74 m/s.

Câu 3: Chọn câu sai

  1. Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực.
  2. Khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực.
  3. Khi ôtô qua khúc quanh, hợp lực tác dụng lên ô tô có thành phần hướng tâm.
  4. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn.

Câu 4: Chọn câu sai

  1. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.
  2. Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được.
  3. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.

D.Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.

Câu 5Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vồng lên (coi là cung tròn) với tốc độ là 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất?

  1. 11950 N.
  2. 11760 N.
  3. 1410 N.
  4. 9600 N.

Câu 6: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo có mối quan hệ như thế nào với độ biến dạng của lò xo?

  1. Tỉ lệ thuận.
  2. Tỉ lệ nghịch.
  3. Tỉ lệ với hàm số mũ.
  4. Tỉ lệ với căn bậc hai.

Câu 7: Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính R, tốc độ dài là v, tốc độ góc là ω. Gia tốc hướng tâm có biểu thức:

  1. aht=
  2. aht =Rv2
  3. aht =ωR2
  4. aht =vω2

Câu 8: Chọn đáp án đúng. Lực hướng tâm

  1. có phương dọc theo bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo
  2. có độ lớn không đổi bằng Fht=m.aht=m. =m.ω2.R
  3. là lực giữ cho vật chuyển động tròn đều
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  1. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
  2. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
  3. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
  4. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.

Câu 10: Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị giãn nhiều hơn thì có độ cứng:

  1. lớn hơn.
  2. nhỏ hơn.
  3. tương đương nhau.
  4. chưa đủ điều kiện để kết luận.

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

  1. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
  2. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không giới hạn.
  3. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
  4. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, vật nào sau đây đang bị biến dạng kéo?

  1. Lò xo trong lực kế ống đang đo trọng lượng của một vật.
  2. Nút cao su đang nút lọ đựng dung dịch hóa chất.
  3. Chiếc ốc điều chỉnh ở chân đế bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.
  4. Bức tường.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  1. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
  2. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
  3. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
  4. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.

Câu 14: Một bánh xe đang quay đều, mỗi phút nó quay được 3000 vòng. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động của bánh xe?

  1. Độ dịch chuyển góc của một điểm bất kì trên bánh xe (trừ những điểm thuộc trục quay) trong khoảng thời gian 0,01 giây bằng π radian.
  2. Những điểm cách trục quay 10,0 cm thì có tốc độ 10π m/s.
  3. Hai điểm bất kì trên bánh xe nếu cách nhau 20,0 cm thì có tốc độ hơn kém nhau một lượng 20π m/s.
  4. Những điểm càng xa trục quay thì gia tốc hướng tâm càng lớn.

Câu 15: Một động cơ xe gắn máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s?

  1. 7200 rad/s.
  2. 125,7 rad/s.
  3. 188,5 rad/s
  4. 62,8 rad/s.

Câu 16: Khi vật chịu biến dạng nén thì chiều dài của vật có sự thay đổi như thế nào?

  1. Chiều dài không đổi.
  2. Chiều dài ngắn lại.
  3. Chiều dài tăng lên.
  4. Chiều dài ban đầu giảm sau đó tăng lên.

Câu 17: Một sợi dây sắt dài gấp đôi nhưng có tiết diện nhỏ bằng nữa tiết diện của sợi dây đồng. Giữ chặt đầu trên của mỗi sợi dây và treo vào đầu dưới của chúng hai vật nặng giống nhau. Suất đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Hỏi sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu lần so với sợi dây đồng?

  1. Sợi dây sắt bị dãn ít hơn 1,6 lần.
  2. Sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 1,6 lần.
  3. Sợi dây sắt bị dãn ít hơn 2,5 lần.
  4. Sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 2,5 lần.

Câu 18: Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và quay dây sao cho vật chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang, sợi dây lệch so với phương thẳng đứng một góc nhọn. Muốn hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 3 m với tốc độ 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng của hòn đá bằng

  1. 0,99 kg.
  2. 0,92 kg.
  3. 2,58 kg.
  4. 1,53 kg.

Câu 19: Biết kim phút của đồng hồ treo tường có chiều dài a = 10,0 cm. Tính độ dịch chuyển góc và quãng đường đi của điểm đầu kim phút trong khoảng thời gian t = 15,0 phút.

  1. 15,7 cm.
  2. 8 cm.
  3. 14,2 cm.
  4. 13,21 cm.

Câu 20: Treo vật có khối lượng 500 g vào một lò xo thì làm nó dãn ra 5 cm, cho g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

  1. 200 N/m.
  2. 100 N/m.
  3. 300 N/m.
  4. 400 N/m.

Câu 21: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy khi cân bằng lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:

  1. 1 cm.
  2. 2 cm.
  3. 3 cm.
  4. 4 cm.

Câu 22: Ở một sân tập phẳng, rộng người lái xe đua phải thực hiện vòng chạy trên một đường tròn bán kính R = 121 m. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa xe và mặt sân là 0,9.

Lấy g = 10,0 m/s2. Tốc độ lớn nhất mà xe có thể chạy là bao nhiêu để không bị trượt?

  1. 13 m/s
  2. 29 m/s
  3. 33 m/s
  4. 49 m/s

Câu 23: Một người lái xe chữa cháy nhận lệnh đến một vụ cháy đặc biệt quan trọng. Đường nhanh nhất có thể đến đám cháy phải qua một chiếc cầu có dạng cung tròn với bán kính cong R = 50,0 m và cầu chỉ chịu được áp lực tối đa 60 000N. Xe chữa cháy có trọng lượng 200 000 N. Giả thiết chỉ có xe chữa cháy chuyển động tròn đều qua cầu thì cần điều khiển xe chạy với tốc độ như thế nào để cầu không bị quá tải?

  1. 46.2 km/h
  2. 48,91 km/h
  3. 58,2 km/h
  4. 67,3 km/h

Câu 24: Một nhóm học sinh tìm hiểu độ cứng của lò xo. Họ dùng các lò xo giống nhau có cùng chiều dài và cùng độ cứng kết hợp thành hệ hai lò xo mắc nối tiếp và hệ hai lò xo mắc song song. Sau đó, họ treo các vật với trọng lượng khác nhau vào đầu dưới mỗi hệ lò xo treo thẳng đứng, rồi đo độ giãn. Kết quả đo được cho ở bảng dưới đây.

Trọng lượng (N)

Độ giãn (cm)

Hệ lò xo nối tiếp

Hệ lò xo song song

0

0

0

0,5

2,5

0,7

1,0

6,2

1,5

1,5

9,5

2,6

2,0

13,6

3,4

2,5

17,5

4,4

3,0

21,4

5,3

Xác định đồ thị và sử dụng đồ thị để tính độ cứng cho hệ lò xo nối tiếp.

  1. 1,05N/cm
  2. 1,92N/cm
  3. 0,17N/cm
  4. 0,14N/cm

Câu 25: Cho hệ vật như hình 5.1. Ban đầu hai vật được giữ sao cho lò xo bị nén một đoạn 10,0 cm (lò xo nhẹ và không gắn vào vật) sau đó đốt sợi dây nối hai vật. Biết độ cứng của lò xo k = 45,0 N/m; m1 = 0,50 kg; m2 = 1,50 kg. Bỏ qua lực ma sát và lực cản của không khí tác dụng lên các vật.

Biết rằng khi hai vật rời nhau thì m1 chuyển động với tốc độ là 3,00 m/s. Tính tốc độ của m2.

  1. 1 m/s.
  2. - 1 m/s.
  3. 2 m/s.
  4. - 2 m/s.

=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 1: Chuyển động tròn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay