Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Vật nào dưới đây biến dạng kéo?
A. Trụ cầu.
B. Móng nhà.
C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
D. Cột nhà.
Câu 2: Một quạt máy quay được 180 vòng trong thời gian 30s, cánh quạt dài 0,4m. Vận tốc dài của một điểm ở đầu cánh quạt là
A. m/s
B. 2,4π m/s
C. 4,8π m/s
D. Một giá trị khác
Câu 3: Một chất điểm m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là
A. p = mgsint.
B. p = mgt.
C. p = mgcost.
D. p = gsint.
Câu 4: Chọn câu phát biểu sai?
A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín.
B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.
C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
B. các nội lực từng đôi một trực đối.
C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Câu 6: Nếu một xe đẩy va chạm hoàn toàn mềm với một xe đẩy đứng yên có khối lượng gấp đôi, thì chúng sẽ di chuyển bằng
A. một nửa vận tốc ban đầu.
B. một phần ba vận tốc ban đầu.
C. gấp đôi vận tốc ban đầu.
D. gấp ba lần vận tốc ban đầu.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?
A. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
B. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
C. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
D. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.
Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực đàn hồi?
A. Lốp xe ô tô khi đang chạy.
B. Áo len co lại khi giặt bằng nước nóng.
C. Cánh cung bị kéo khi vận động viên kéo mũi tên và dây cung.
D. Lò xo của bút bi khi bị nén.
Câu 9: Một vật 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 .
A. 60 kg.m/s.
B. 61,5 kg.m/s.
C. 57,5 kg.m/s.
D. 58,8 kg.m/s.
Câu 10: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động với vận tốc 2 m/s thì va chạm vào một vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc. Độ lớn vận tốc ngay sau va chạm đó là:
A. 1 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 0,25 m/s.
D. 0,75 m/s.
Câu 11: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15 kg và 5 kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400 (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.
A. 3400 m/s; α = 20°.
B. 2400 m/s; α = 30°.
C. 1400 m/s; α = 10°.
D. 5400 m/s; α = 20°.
Câu 12: Một động cơ xe gắn máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s?
A. 7200 rad/s.
B. 125,7 rad/s.
C. 188,5 rad/s
D. 62,8 rad/s.
Câu 13: Động lượng của electron có khối lượng 9,1. kg và vận tốc 2,0.
m/s là:
A. 1,8. kgm/s.
B. 2,3. kgm/s
C. 3,1. kgm/s.
D. 7,9. kgm/s.
Câu 14: Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi?
A. Bút bi.
B. Xe máy.
C. Điều khiển từ xa dùng pin.
D. Nhiệt kế thủy ngân.
Câu 15: Xe lăn 1 có khối lượng = 400 g, có gắn một lò xo, xe lăn 2 có khối lượng
. Ta cho hai xe gắn lại với nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra, và sau một thời gian
rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ lần lượt là 1,5 m/s và 1 m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian
. Giá trị của
bằng:
A. 0,4 kg.
B. 0,5 kg.
C. 0,6 kg.
D. 0,7 kg.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................