Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 1: Các phép đo; 2: Các thể của chất (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 1: Các phép đo; 2: Các thể của chất (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1+ 2 (PHẦN 1)

Câu 1: Để xác định vận tốc khi chạy của một vận động viên, người ta thường sử dụng đồng hồ nào ?

  1. Đồng hồ bấm giây
  2. Đồng hồ đếm ngược
  3. Đồng hồ báo thức
  4. Đồng hồ đeo tay

 

Câu 2: Sự bay hơi là quá trình chuyển như thế nào ?

  1. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất
  2. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí của một chất
  3. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất
  4. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của một chất

 

Câu 3: Nhà Hoa mua 1 tạ hoa quả để làm quà tặng cho mọi người xung quanh. Hoa chia đều 1 tạ hoa quả đó thành 20 phần bằng nhau. Vậy mỗi phần quà sẽ nặng bao nhiêu kilogram

  1. 5 kg
  2. 3 kg
  3. 15 kg
  4. 2 kg

 

 

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chất lỏng ?

  1. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng
  2. Khi chất lỏng được đựng trong bình chứa thì chất lỏng mang hình dạng của bình chứa
  3. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể chất chất lỏng thay đổi
  4. D. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau

 

Câu 5: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

  1. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
  2. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
  3. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
  4. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

 

 

Câu 6:  Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?

  1. Cây mía, con ếch, xe đạp.
  2. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
  3. Cây tre, con cá, con mèo.
  4. Máy vi tính, cái cặp, tivi.

 

Câu 7:  Khi đọc đồng hồ có mặt số ta cần đặt mắt như nào để đọc chính xác thời gian?

  1. Đặt mắt theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ
  2. Đặt mắt trên mặt đồng hồ
  3. Đặt mắt dưới mặt đồng hồ
  4. Đặt mắt ở vị trí bất kì

 

Câu 8: Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử?

  1. a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng
  2. b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
  3. c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân
  4. d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân
  5. A. a – b – c
  6. a – c – d
  7. b – c – d
  8. a – b – d 

 

Câu 9: Đâu không phải dụng cụ đo chiều dài:

  1. Thước cuộn
  2. Thước dây
  3. Nhiệt kế
  4. Thước kẻ

 

Câu 10. Hãy nêu đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh?

A.vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống

B.vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên

C.vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống

D.vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản 

 

 

Câu 11: Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào?

A.Đồng hồ bấm giây

B.Đồng hồ để bàn

C.Đồng hồ treo tường

D.Đồng hồ cát

 

Câu 12: Em hãy ghép tên các loại cân (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại cân đó (ở cột bên phải)

  1. 1 – B; 2 – C; 3 – A
  2. 1 – C; 2 – B; 3 – A
  3. 1 – A; 2 – C; 3 – B
  4. 1 – B; 2 – A; 3 – C

 

Câu 13: Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:

“…” của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

  1. Giới hạn đo                         
  2. Độ chia nhỏ nhất          
  3. Số lớn nhất                          
  4. Số bé nhất      

 

Câu 14: Chọn đáp án sai:

  1. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.
  2. Nhiệt kế đổi màu hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.
  3. Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép
  4. Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

 

Câu 15: Điều nào sau đây là đúng trong việc thực hiện các bước đo thời gian của một hoạt động?

  1. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 1 trước khi đo
  2. Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo
  3. Không cần hiệu chỉnh trước khi đo
  4. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 2 trước khi đo

 

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng

  1. Chất lỏng co lại khi lạnh đi
  2. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau
  3. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi
  4. Chất nỏng nở ra khi nóng lên

 

Câu 17: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi như hình vẽ. Số có ý nghĩa gì?

  1. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.
  2. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.
  3. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn không được đi qua cầu.
  4. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ không được đi qua cầu

 

Câu 18: Trong các tính chất sau, đâu là tính chất hoá học của sắt?

  1. Là chất rắn, màu xám, có ánh kim.
  2. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
  3. Bị nam châm hút.
  4. Các đồ vật có chứa sắt để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

 

Câu 19: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

  1. đêximét (dm).
  2. B. mét (m).
  3. Centimét (cm).
  4. milimét (mm).

 

Câu 20: Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào?

  1. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường
  2. B. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử
  3. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây
  4. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát

Câu 21: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  1. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. 
  2. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. 
  3. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.    
  4. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm.  

 

Câu 22: Tĩnh chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  1. Chất khí, không màu.
  2. Không mùi, không vị.
  3. Tan rất ít trong nước,
  4. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide).

 

 

Câu 23: Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

A.Cốc A dễ vỡ nhất   

B.Cốc B dễ vỡ nhất 

C.Cốc C dễ vỡ nhất   

D.Không có cốc nào dễ vỡ

 

Câu 24: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Nghệ An là: Nhiệt độ từ đến . Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Fa-ren-hai

  1. Nhiệt độ từ 66, 2 0F đến 82, 4 0 F
  2. Nhiệt độ từ 2930F đến 302 0F
  3. Nhiệt độ từ 293 0F đến 301 0F
  4. Nhiệt độ từ 68 0F đến 84, 2 0 F

 

Câu 25: Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  1. 1 giờ 3 phút
  2. B. 1 giờ 27 phút
  3. 2 giờ 33 phút
  4. 10 giờ 33 phút

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay