Trắc nghiệm bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Hóa học 6 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Interney
C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất
D. Rửa sạch tau sau khi làm thí nghiệm
Câu 2. Kí hiệu sau đây thể hiện:
A. Kí hiệu cảnh báo cấm
B. Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiềm
C. Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa chât gây ra
D. Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện
Câu 3. Các biển báo màu xanh biểu thị:
A. Cấm thực hiện
B. Bắt buộc thực hiện
C. Cảnh báo nguy hiểm.
D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm
Câu 4. Để đảm bảo an toán trong phòng thực hành cần thưucj hiện nguyên tắc nào dưới đây!
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành
B. Chỉ làm theo thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành
D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?
A. Chất dễ cháy
B. Chất gây nổ
C. Chất ăn mòn
D. Phải đeo găng tay thường xuyên
Câu 6. Các biển báo có viền đỏ biểu thị :
A. Cấm thực hiện
B. Bắt buộc thực hiện
C. Cảnh báo nguy hiểm.
D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm
Câu 7. Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành?
A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi qui định.
C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản.
D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra.
Câu 8. Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị
A. Cấm thực hiện
B. Bắt buộc thực hiện
C. Cảnh báo nguy hiểm.
D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm
Câu 9. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng:
A. Pipette
B. Nhiệt kế
C. Bình chia độ
D. Cân điện tử
Câi 10. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Độ chia nhỏ nhất là độ dài của hai vạch chia … trên dụng cụ đo.
A. cách nhau
B. liên tiếp
C. gần nhau
D. cả 3 phương án trên
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.
B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ.
C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành.
D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định.
Câu 2. Cần biết rõ các quy định an toàn trong phòng thực hành để
A. Tránh rủi ro và tai nạn khi học tập
B. Quá trình học tập hiệu quả hơn
C. Chủ động phòng tránh các nguy hiểm
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3. Kí hiệu trong phòng thực hành sau đây có ý nghĩa gì?
A. Cảnh báo có lửa
B. Cảnh báo hỏa hoạn
C. Chất dễ cháy
D. Chất khó cháy
Câu 4. Kí hiệu dưới đây thể hiện
A. Nguy hiểm về điện
B. Chất dễ cháy
C. Hóa chất nguy hiểm
D. Không được uống
Câu 5. Tên thiết bị này là gì?
A. Lực kế
B. Quả cân
C. Nhiệt kế
D. Đồng hồ đa năng
Câu 6. Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần nhất thiết làm gì?
A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu
B. Hô hấp nhân tạo
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào
D. Cởi bỏ phần quần áo dính háo chất, xả tay dưới vi nước sạch ngay lập tức
Câu 7. Những tình huống nguy hiểm có thể gặp trong phòng thực hành
A. Ngửi phải hóa chất độc hại
B. Làm đổ hóa chất vào tay
C. Làm vỡ ống đựng hóa chất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Đâu không phải đặc điểm của biển báo cấm thực hiện
A. Viền đỏ
B. Viền xanh
C. Nền trắng
D. Hình tròn
Câu 9. Hai biển báo dưới có đặc điểm gì chung?
A. Đều là biển cấm thực hiện
B. Đều là biển bắt buộc thực hiện
C. Đều là biển được thực hiện
D. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm
Câi 10. Sau khi làm thí nghiệm xong cần:
A. Lau dọn chỗ làm việc
B. Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ
C. Rửa tay bằng xà phòng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
3. VẬN DỤNG ( 4 câu)
Câu 1. Khi quan sát tế bài thực vật ta nên chọn loại kính nào
A. Kính có độ
B. Kính lúp
C. Kính hiển vị
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được
Câu 2. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài mảnh đất?
A. Thước dây
B. Thước thẳng
C. Thước kẹp
D. Thước cuộn
Câu 3. Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào?
A. Kinh có độ.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 4. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính có độ.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)
Câu 1. Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?
A. Cách a
B. Cách b
C. Cách c
D. Cách nào cũng được
Câu 2. Trong những quy định sau, có bao nhiêu quy định là quy định an toàn trong phòng thực hành:
1. Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.
3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.
4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
5. Thực hiện không đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.
6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay khi gặp sự cố.
7. Không thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6