Trắc nghiệm bài 6: Đo thời gian

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Đo thời gian. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào? “Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

A. đồng hồ để bàn 

B. đồng hồ bấm giây 

C. đồng hồ treo tường 

D. đồng hồ cát

 

Câu 2.  Khi đọc đồng hồ có mặt số ta cần đặt mắt như nào để đọc chính xác thời gian?

A. Đặt mắt theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ

B. Đặt mắt trên mặt đồng hồ

C. Đặt mắt dưới mặt đồng hồ

D. Đặt mắt ở vị trí bất kì

 

Câu 3. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?

A. miligiây

B. milimét

C. miligam

D. kilôgam

 

 

Câu 4. Cách đặt mắt để đọc kết quả đo thời gian như thế nào là đúng?

A. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ 

B. Đặt mắt nhìn theo hướng trùng với mặt đồng hồ 

C. Đặt mắt nhìn theo hướng chếch một góc 45 với mặt đồng hồ 0 

D. Đặt mắt nhìn theo hướng chếch một góc 30 với mặt đồng hồ

 

Câu 5. Dụng cụ nào sau đây dùng để do thời gian?

A.Đồng hồ

B.Nhiệt kế

C.Cân

D.Ca đong

 

 

Câu 6. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào?

A.Đồng hồ bấm giây

B.Đồng hồ để bàn

C.Đồng hồ treo tường

D.Đồng hồ cát

 

Câu 7. Thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian

A. Bấm nút RESET để kim về số 0 

B. Bấm START để bắt đầu tính thời gian 

C. Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả 

D. Cả ba đều cần thiết

 

Câu 8. Vì sao cần ước lượng khoảng thời gian cần đo?

A. Để biết cách hiệu chỉnh đồng hồ cho đúng

B. Để biết cách thực hiện đo

C. Để chọn đồng hồ đo phù hợp

D. Để đọc và ghi kết quả cho dễ

 

Câu 9. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để

A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.

B. đặt mắt đúng cách.

C. đọc kết quả đo chính xác.

D.hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách

 

Câi 10. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

A.Không hiệu chỉnh đồng hồ.

B.Đặt mắt nhìn lệch.

C.Đọc kết quả chậm.

D.Cả ba nguyên nhân trê

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian: 

A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích 

B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích 

C. bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi 

D. bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi

 

Câu 2. Điều nào sau đây là đúng trong việc thực hiện các bước đo thời gian của một hoạt động?

A. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 1 trước khi đo

B. Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo

C. Không cần hiệu chỉnh trước khi đo

D. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 2 trước khi đo

 

Câu 3. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào?

A. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường

B. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử

C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây

D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát

 

Câu 4. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

A. 1 ngày = 24 giờ

B. 1 giờ = 100 giây

C. 1 phút = 10 giây

D. 1 giây = 0,1 phút

 

Câu 5.  Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài sẽ đo thời gian bắt đầu từ khi nào

A. khi vận động viên cuối cùng bắt đầu chạy

B. khi có lệnh xuất phát chạy

C. khi vận động viên đầu tiên chạy

D. khi toàn thể vận động viên đã chạy

 

Câu 6. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A.Giá trị của lần đo cuối cùng.

B.Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.

C.Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

D.Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.

 

Câu 7. Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây?

A.Đồng hồ quả lắc. 

B.Đồng hồ hẹn giờ.

C.Đồng hồ bấm giây.           

D.Đồng hồ đeo tay.

 

Câu 8. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng 

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất 

C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được 

D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất

 

Câu 9. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

(5) Thực hiện phép đo thời gian.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. 1), 2), 3), 4), 5).

B. 3), (2), (5), 4), (1).

C.(2), 3),5), 1), 4).

D.(2),(1), 3), (5) (4). 

 

Câi 10. Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải). Loại đồng hồ công dụng:

1. Đồng hồ treo tường 

2. Đồng hồ cát 

3. Đồng hồ bấm giây 

a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm 

b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao 

c) dùng để đo thời gian hằng ngày 

A. 1 – c; 2 – b; 3 – a 

B. 1 – b; 2 – c; 3 – a 

C. 1 – c; 2 – a; 3 – b 

D. 1 – a; 2 – b; 3 – c

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng: 

A. 1 giờ 20 phút = 3800 giây 

B. 45 phút = 2700 giây 

C. 24 giờ = 864000 giây 

D. 1 giờ = 36000 giây

 

Câu 2. “1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?

A. 1 ngày = 24 giây

B. 1 ngày = 60 giây

C. 1 ngày = 86 400 giây

D. 1 ngày = 864 000 giây

 

Câu 3. Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài cần sử dụng loại đồng hồ nào?

A. Đồng hồ điện tử

B. Đồng hồ đeo tay

C. Đồng hồ bấm giây điện tử

D. Đồng hồ để bàn

 

Câu 4. Thiết bị nào sau đây không dùng để đo thời gian?

A. Công tơ điện

B. Đồng hồ nước

C. Đồng hồ cát

D. Đồng hồ điện tử

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)

Câu 1. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là

A.1 giờ 3 phút.   

B.1 giờ 27 phút.

C.2 giờ 33 phút.             

D.10 giờ 33 phút.

 

Câu 2. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là: 

A. 1 giờ 3 phút 

B. 1 giờ 27 phút 

C. 2 giờ 33 phút 

D. 10 giờ 33 phút

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay