Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 1: Các phép đo; 2: Các thể của chất (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 1: Các phép đo; 2: Các thể của chất (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 + 2 ( PHẦN 2)

Câu 1: Đâu là số liệu chỉ khối lượng của hàng hóa?

  1. Trên một con chíp ghi 8GB
  2. Trên vỏ hộp kẹo ghi 30 gói
  3. Trên vỏ hộp sữa Vinamik ghi 180ml
  4. Trên bao bì của một túi kẹo ghi 34g

 

Câu 2: Mai được mẹ giao đi chợ và yêu cầu mua hộ mẹ 6 lạng thịt. Vậy 6 lạng thịt cũng chính là :

  1. 6g
  2. 60g
  3. 6kg
  4. 600g

 

Câu 3: Để đo chiều dài của cuộn vải, người ta thường sử dụng loại thước nào dưới đây :

  1. Thước kẹp
  2. Thước Panme
  3. Thước cuộn
  4. Thước thẳng ( thước mét)

 

Câu 4: Để đo độ dài của một vật cần chọn thước đo :

  1. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp
  2. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN như nào cũng được
  3. Chọn loại thức nào sử dụng là được
  4. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp

 

Câu 5: Trên một hộp bánh có ghi “ Khối lượng tịnh 330 …” . Đơn vị nào là thích hợp khi nói đến khối lượng hộp bánh ?

  1. g
  2. kg
  3. mg
  4. dag

 

 

Câu 6: Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào? “Dụng cụ đo thời gian có giới hạn đo nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí”.

  1. đồng hồ để bàn
  2. đồng hồ bấm giây
  3. đồng hồ treo tường
  4. đồng hồ cát

 

Câu 7: Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình bên để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả đã đặt trên đĩa cân

  1. A. GHĐ: 10kg; ĐCNN: 0,25kg; m = 2kg
  2. GHĐ: 10kg; ĐCNN: 0,2kg; m = 2kg
  3. GHĐ: 9kg; ĐCNN: 0,25kg; m = 2kg
  4. GHĐ: 9kg; ĐCNN: 0,2kg; m = 2kg

 

Câu 8: Đâu là dụng cụ đùng để đo khối lượng

  1. Cân điện tử
  2. Đồng hồ bấm giây
  3. Lực kế
  4. Nhiệt kế

Câu 9: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ từ chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) :

  1. a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
  2. b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
  3. c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
  4. d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

A.d, c, a, b.   

B.a, b, c, d.

C.b, a, c, d.     

D.d, c, b, a

 

Câu 10: Dụng cụ nào sau đây dùng để do thời gian?

A.Đồng hồ

B.Nhiệt kế

C.Cân

D.Ca đong

 

Câu 11: Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

  1. Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo
  2. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân
  3. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 12: Giới hạn đo của một thước là

  1. A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
  2. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  3. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
  4. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

 

Câu 13: Chọn đáp án đúng :

  1. Tốc kế dùng để đo nhiệt độ.
  2. B. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
  3. Nhiệt kế dùng để đo tốc độ.
  4. Đồng hồ kế dùng để đo nhiệt độ.

 

Câu 14: Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để

  1. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.
  2. đặt mắt đúng cách.
  3. đọc kết quả đo chính xác.

D.hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách

 

Câu 15: Cho các bước như sau:

1) Thực hiện phép đo nhiệt độ

2) Ước lượng nhiệt độ của vật

3) Hiệu chỉnh nhiệt kế

4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp

5) Đọc và ghi kết quả đo Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

  1. A. 2, 4, 3, 1, 5
  2. 1, 4, 2, 3, 5
  3. 1, 2, 3, 4, 5
  4. 3, 2, 4, 1, 5

 

Câu 16: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  1. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  2. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  3. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  4. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

 

Câu 17: Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng?

  1. Ước lượng khối lượng vật cần đo.
  2. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
  3. Đặt mắt nhìn ngang với vật.
  4. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

 

Câu 18: Chọn phát biểu đúng?

  1. Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
  2. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
  3. Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.
  4. D. Cả 3 phương án trên 

 

Câu 19: Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là

  1. A. cân Roberval
  2. cân tạ
  3. cân đồng hồ
  4. cân y tế

Câu 20: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau: 

  1. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm,
  2. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

C Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

  1. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Câu 21: An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi mới dùng”. Nói như thế có đúng không?

  1. Đúng
  2. B. Sai
  3. Còn tùy vào đối tượng cần đo
  4. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

 

Câu 23: Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời cỏ lúc lên trên 50oC.

Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?

 

  1. sự nóng chảy
  2. sự đông lạnh
  3. Sự cô đặc
  4. sự tan chảy

 

 

Câu 24: Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau: 1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 … 2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 … 3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …

  1. 45 kg; 2,4 kg, 2 tạ
  2. 45 tạ; 2,4 tấn; 2 g
  3. 45 kg; 2,4 tấn; 2 g
  4. 45 kg; 2,4 tấn; 2 kg

 

 

Câu 25: Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là

A.1 giờ 3 phút.   

B.1 giờ 27 phút.

C.2 giờ 33 phút.             

D.10 giờ 33 phút.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay