Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI  ( PHẦN 1)

Câu 1. Hành tinh nào xếp thế tư kể từ Mặt Trời

  1. Trái Đất
  2. Hỏa Tinh
  3. Mặt Trăng
  4. Hải Vương Tinh

Câu 2. Trái Đất tự quanh quanh trục theo hướng nào?

  1. Từ Tây sang Nam
  2. Từ Tây sang Đông
  3. Từ Bắc sang Nam
  4. Từ Nam sang Bắc

 

Câu 3. Mặt Trời được coi là :

  1. Hành tinh
  2. Thiên thạch
  3. Dải ngân hà
  4. Ngôi sao

 

Câu 4. Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất ?

  1. Kim Tinh
  2. Mặt Trăng
  3. Thổ Tinh
  4. Thủy Tinh

 

Câu 5. Để quan sát bầu trời ta cần sử dụng dụng cụ nào dưới đây?

  1. Kính hiển vi
  2. Kính viễn vọng
  3. Kính cận
  4. Kính thiên văn

 

Câu 6. Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?

  1. Hệ Mặt Trời
  2. Thiên Hà
  3. Ngân Hà
  4. Thái Dương hệ  

 

Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.

  1. A. ánh sáng
  2. hình ảnh
  3. bóng
  4. hình chiếu 

 

Câu 8. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

  1. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  2. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
  3. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.
  4. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất. 

Câu 9. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

  1. Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao
  2. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
  3. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao
  4. Đáp án khác

 

Câu 10. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

  1. A. khoảng hai tuần
  2. khoảng ba tuần
  3. khoảng 1 tuần
  4. khoảng 1 tháng

 

Câu 11. Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?

  1. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng.
  2. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất.
  3. phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.
  4. phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.

 

Câu 12. Thiên hà là?

A.Một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ.

B.Một tập hợp của nhiều hệ mặt trời.

C.Khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.

D.Một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

 

Câu 13. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?

  1. Khoảng nửa tháng
  2. Khoảng 1 tháng
  3. Khoảng 2 tháng
  4. Khoảng 3 tháng 

Câu 14. Nhận định nào dưới đây được nhận định chưa chính xác về hệ Mặt Trời?

A.Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng.

B.Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

C.Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng.

D.Cả 3 ý trên

 

Câu 15. Mặt Trời là một

  1. vệ tinh
  2. B. ngôi sao
  3. hành tinh
  4. sao băng

Câu 16. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, _____ ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”

  1. Mặt Trời
  2. Mặt Trăng
  3. Trái Đất
  4. Ánh sáng

Câu 17. Theo nhận định tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

A.Trái Đất tự quay quanh trục.

B.Trục Trái Đất nghiêng.

C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vũ trụ?

A.Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B.Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.

C.Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.

D.Là khoảng không gian vô tận chứa các vệ tinh.

 

Câu 19. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì

A.Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.

B.Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.

C.ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D.Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 20. Theo nhận định vì sao Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển?

A.Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.

B.Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

C.Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

D.Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu 21. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do:

  1. hình dạng của Mặt Trăng thay đổi theo thời gian
  2. ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau
  3. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời lúc nhiều, lúc ít
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 22. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?

  1. Vì Mặt Trời không chiếu sáng được hết Trái Đất do Trái Đất quá lớn so với Mặt Trời.
  2. Vì chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng Mặt Trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
  3. Vì Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây.
  4. Cả B và C đều đúng.

 

Câu 23. Trong một năm (365 ngày), Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?

  1. 4380 giờ
  2. 8760 giờ
  3. 8640 giờ
  4. 4320 giờ

 

Câu 24. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

  1. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
  2. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
  3. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 22 h, đó chính là thời gian Mặt Trời quay quanh Trái Đất

 

Câu 25. Sắp xếp các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ở hình bên dưới theo thứ tự trong tháng âm lịch, bắt đầu từ pha không trăng

 

  1. (8), (7), (5), (4), (3), (6), (2), (1)
  2. (8), (5), (7), (3), (6), (4), (2), (1)
  3. (8), (7), (5), (3), (4), (6), (2), (1)
  4. (8), (5), (3), (4), (6), (1), (2), (7)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay