Phiếu trắc nghiệm Vật lí 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI  ( PHẦN 2)

Câu 1. Hành tinh nào xếp thế tư kể từ Mặt Trời

  1. Trái Đất
  2. Hỏa Tinh
  3. Mặt Trăng
  4. Hải Vương Tinh

 

Câu 2. Vào đêm không Trăng, ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng do:

  1. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
  2. Mặt Trời lúc này không chiếu sáng Mặt Trăng
  3. Mặt Trời lúc này đã che khuất Mặt Trăng
  4. Mặt Trăng lúc này không phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời

Câu 3. Trái Đất tự quanh quanh trục theo hướng nào?

  1. Từ Tây sang Nam
  2. Từ Tây sang Đông
  3. Từ Bắc sang Nam
  4. Từ Nam sang Bắc

 

Câu 4. Đâu được coi là một ngôi sao ?

  1. Trái Đất
  2. Thủy tinh
  3. Mộc tinh
  4. Mặt Trời

 

Câu 5. Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày do:

  1. Do Mặt Trăng tự thay đổi hình dạng nên khi quan sát từ Trái Đất ta thấy được các dạng khác nhau
  2. Do Mặt Trăng tự thay đổi độ sáng nên khi quan sát từ Trái Đất ta thấy được các dạng khác nhau
  3. C. Khi quan sát từ Trái Đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời
  4. Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó

 

Câu 6. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

  1. Thủy tinh
  2. Kim tinh
  3. Mộc tinh
  4. Hỏa tinh 

 

Câu 7. Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta nói đó là:

  1. các hình dạng của Mặt Trăng
  2. các pha của Mặt Trời
  3. C. các pha của Mặt Trăng
  4. sự phản chiếu ánh sáng mặt trời

Câu 8. Vào ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời dường như di chuyển ngang qua bầu trời vì:

  1. Mặt Trời quay quanh Trái Đất mỗi ngày một vòng.
  2. Trái Đất quay quanh Mặt Trời mỗi ngày một vòng.
  3. Trái Đất quay quanh nó mỗi ngày một vòng.
  4. Mặt Trời quay quanh nó mỗi ngày một vòng

 

Câu 9. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…” Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

  1. hành tinh - vệ tinh
  2. vệ tinh - vệ tinh
  3. thiên thể - thiên thể
  4. vệ tinh - thiên thể 

Câu 10. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?

A.toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B.một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C.Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

D.toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 11. Ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây là do:

  1. Trái Đất quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây
  2. Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông
  3. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Mặt Trời quay quanh Trái Đất

Câu 12. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…” Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …

  1. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất
  2. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời
  3. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng
  4. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao  

 

Câu 13. Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là:

  1. Mặt Trời
  2. Mặt Trăng
  3. Hỏa tinh
  4. Bầu trời

 

Câu 14. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình được cho trong khoảng thời gian:

A.Một ngày đêm

B.Một năm

C.Một mùa

D.Một tháng

 

Câu 15. Chỉ ra sự giống nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.

A.Trăng bán nguyệt

B.Trăng tròn

C.Trăng lưỡi liềm

D.Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Theo nhận định vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?

A.Trái Đất tự quay quanh trục.

B.Trục Trái Đất nghiêng.

C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 17. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

  1. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.
  2. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh
  3. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh
  4. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh

Câu 18. Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:

  1. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  2. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
  3. C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
  4. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời

Câu 19. Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

  1. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
  2. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
  3. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. 

 

Câu 20. Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây

A.Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.

B.Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.

C.Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

D.Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. 

Câu 21. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là ____. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là ____, hành tinh xa Mặt Trời nhất là ____. Các từ còn thiếu lần lượt là:

  1. giống nhau, Trái Đất, Thiên Vương tinh
  2. khác nhau, Thủy tinh, Thiên Vương tinh
  3. khác nhau, Thủy tinh, Hải vương tinh
  4. giống nhau, Kim tinh, Thiên Vương tinh

 

Câu 22. Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất trong hệ Mặt Trời?

  1. Thủy tinh
  2. Trái Đất
  3. Kim tinh
  4. Mộc tinh

 

Câu 23. Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.

  1. Trái Đất, Mộc tinh, Hải Vương tinh
  2. Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh
  3. Trái Đất, Mộc tinh, Thiên Vương tinh
  4. Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh

 

Câu 24. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

  1. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
  2. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
  3. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  4. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 22 h, đó chính là thời gian Mặt Trời quay quanh Trái Đất

Câu 25. Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao?

  1. Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên vì Hà Nội ở phía đông so với Điện Biên
  2. Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Đông.
  3. Điện Biên sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Hà Nội vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
  4. Điện Biên sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Hà Nội vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Đông.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay