Phiếu trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối Ôn tập Chương 6: Từ (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Từ (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: TỪ

Câu 1: Chọn đáp án sai:

  1. Nam vĩnh cửu có 2 cực
  2. Nam châm vĩnh cửu có thể hút các vật bằng sắt
  3. Cực nam của nam châm vĩnh cửu ghi chữ S, cực bắc ghi chữ N
  4. Có thể dùng một thanh kim loại đồng để xác định hai cực của thanh nam châm

Câu 2: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?

  1. A là cực Bắc, B là cực Nam

B. A là cực Nam, B là cực Bắc

C. A và B đều là cực Bắc

D. A và B đều là cực Nam

Câu 4: Thiết bị nào sau đây sử dụng nam châm điện

  1. Loa thùng
  2. Bếp ga
  3. Bếp từ
  4. Đèn học

Câu 5: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ: 

  1. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện 
B. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện
  1. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn 
  2. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

  1. Mọi nam châm luôn có hai cực.
  2. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
  3. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
  4. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

 

Câu 7: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  1. Ở phần giữa của thanh.
  2. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  3. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
  4. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm

 

Câu 8: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

  1. vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
  2. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
  3. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
  4. vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

 

Câu 9: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

  1. Nhiệt kế.
  2. Đồng hồ.
  3. Kim nam châm có trục quay.
  4. Cân.

Câu 10: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

  1. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  2. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
  3. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
  4. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

 

Câu 11: Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở

  1. vùng xích đạo.
  2. vùng địa cực.
  3. vùng đại dương.
  4. vùng có nhiều quặng sắt.

Câu 12: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? 

  1. Dùng kéo 
  2. Dùng kìm 
  3. Dùng nam châm. 
  4. Dùng một viên bi còn tốt

Câu 13: Nam châm có hình dạng

  1. Thẳng
  2. Chữ U
  3. Tròn
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O (là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của véctơ.

 

Câu 15: Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?

  1. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
  2. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.
  3. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
  4. Đó là hai thanh nam châm.

Câu 16: Trái Đất có

  1. từ trường.
  2. cực từ.
  3. Cả A, B.
  4. một nam châm.

Câu 17: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng?

  1. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.
  2. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất.
  3. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất.
  4. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất.

Câu 18: Hai nam châm được đặt như sau: 

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

  1. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau
  2. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  3. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  4. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

Câu 19: Đâu là ứng dụng của nam châm trong đời sống?

  1. Giúp lọc bỏ đồng ra khỏi hỗn hợp đồng, sắt.
  2. Giúp phân biệt được vật liệu bằng thép và bạc.
  3. Giúp phân biệt được thanh nam châm và miếng sắt.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 20: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không? 

  1. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện 
  2. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị ví ban đầu đó thì cục pin hết điện
  3. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. 
  4. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện 

Câu 21: Chọn câu trả lời đúng. Người ta chế tạo một số tay nắm cửa hình thức giống hệt nhau. Trong đó một số tay nắm làm bằng đồng, một số làm bằng sắt và một số làm bằng gỗ rồi mạ đồng. Để phân biệt chúng ta có thể:

  1. Dùng cân, tay nắm nào nhẹ nhất thì được làm bằng gỗ mạ đồng.
  2. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng
  3. Dùng nam châm vĩnh cửu, tay nắm nào bị nam châm hút thì làm bằng đồng.
  4. Áp dụng cả A và B.

 

Câu 22: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ

  1. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó
  2. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó
  3. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó
  4. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất

Câu 23: Trong các dụng cụ sau đây: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

  1. La bàn, bóng đèn huỳnh quang
  2. Bút thử điện
  3. Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp
  4. Đi – na – mô xe đạp, la bàn

Câu 24: Tính chất cơ bản của từ trường là:

  1. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó
  2. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó
  3. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó
  4. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh

Câu 25: Chọn câu phát biểu không đúng?

  1. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài.
  2. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.
  3. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất trên qui mô hành tinh.
  4. Bão từ mạnh ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên hành tinh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay