Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều Chủ đề 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 (P2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

 

Câu 1: Ta hút được sữa trong hộp bằng ống hút do

  • A. Áp suất
  • B. Nhiệt độ
  • C. Độ ẩm
  • D. Ánh sáng

Câu 2: Khối lượng riêng của chất lỏng nào lớn nhất?

  • A. dầu ăn
  • B. dầu hỏa
  • C. xăng
  • D. thủy ngân

Câu 3: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

  • A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 4: Đơn vị diện tích S là?

  • A. m
  • B. m3
  • C. cm
  • D. m2

Câu 5: Đơn vị của khối lượng

  • A. kg
  • B. g/lít
  • C. lít
  • D. kg/m3

Câu 6: Đơn vị của thể tích

  • A. kg
  • B. g/lít
  • C. lít
  • D. kg/m3

Câu 7: Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng:

  • A. > 500N
  • B. 500N
  • C. < 500N
  • D. Không đủ dữ liệu để xác định

Câu 8: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?

  • A. Quả cầu đặc
  • B. Quả cầu rỗng
  • C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau
  • D. Không so sánh được

Câu 9: Đâu là công thức tính áp suất?

  • A. p = F.S
  • B. p = F/S
  • C. p = S/F
  • D. p = S.V

Câu 10: đơn vị lực F là ?

  • A. m
  • B. N/m
  • C. N
  • D. N2

Câu 11: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

  • A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Câu 12: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Câu 13: Dựa vào đại lượng nào người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

  • A. Thể tích
  • B. Khối lượng
  • C. Khối lượng riêng
  • D. Không phụ thuộc vào đại lượng

Câu 14: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

  • A. 1,7N
  • B. 1,2N
  • C. 2,9N
  • D. 0,5N

Câu 15: Đổi 5 Pa = … N/m2 ?

  • A. 0,5
  • B. 5
  • C. 50
  • D. 25

Câu 16: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:

  • A. 1440Pa
  • B. 1280Pa
  • C. 12800Pa
  • D. 1600Pa

Câu 17: Tính khối lượng của một đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2m x 3m x 1,5m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D = 2750 kg/m3

  • A. 2475 kg
  • B. 24750 kg
  • C. 275 kg
  • D. 2750 kg

Câu 18: Một ống chữ U chứa nước, hai nhánh được hút hết không khí và hàn kín ở 2 đầu. Cho ống chữ U nghiêng về phía phải thì:

  • A. Mực nước ở nhánh M thấp hơn nhánh N
  • B. Mực nước ở nhánh M cao hơn nhánh N
  • C. Mực nước ở nhánh M bằng mực nước ở nhánh N
  • D. Không so sánh được mực nước ở 2 nhánh

Câu 19: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

  • A. 49 kg
  • B. 51 kg
  • C. 53 kg
  • D. 55 kg

Câu 20: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

  • A. 13,6 lần
  • B. 1,36 lần
  • C. 136 lần
  • D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Câu 21: Lấy 2 lít một chất lỏng nào đó pha trộn với 3 lít nước được một hỗn hợp có khối lượng riêng là 900 kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng đó.

  • A. 700 kg/m3
  • B. 750 kg/m3
  • C. 800 kg/m3
  • D. 850 kg/m3

Câu 22: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  • A. 1N; 8900N/m3
  • B. 1,5N; 8900N/m3
  • C. 1N; 7800N/m3
  • D. 1,5N; 7800N/m3

 

Câu 23: Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4 mm2, áp lực búa tác dụng tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là

  • A. 15 N/m2
  • B. 15.107 N/m2
  • C. 15.103 N/m2
  • D. 15.104 N/m2

 

Câu 24: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2.

  • A. 196m; 83,5m       
  • B. 160m; 83,5m
  • C. 169m; 85m       
  • D. 85m; 169m

Câu 25:  Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay