Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Đòn bẩy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều

CHỦ ĐỀ 4: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

BÀI 19: ĐÒN BẨY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  1. Cái kéo
  2. Cái bua đinh nhỏ
  3. Cái cưa
  4. Cái cắt móng tay

Câu 2: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Khoảng cách OO1> OO2
  2. Khoảng cách OO1= OO2
  3. Khoảng cách OO1< OO2
  4. Khoảng cách OO1= 2OO2

Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

  1. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
  2. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
  3. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
  4. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

  1. Khi OO2< OO1 thì F2 < F1
  2. Khi OO2= OO1 thì F2 = F1
  3. Khi OO2> OO1 thì F2 < F1
  4. Khi OO2> OO1 thì F2 > F1

Câu 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  1. Cân Robecvan      
  2. Cân đồng hồ
  3. Cần đòn     
  4. Cân tạ

Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  1. nhỏ hơn, lớn hơn
  2. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  3. lớn hơn, lớn hơn
  4. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  1. Cái kéo    
  2. Cái kìm
  3. Cái cưa     
  4. Cái mở nút chai

Câu 8: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

  1. Ròng rọc cố định
  2. Mặt phẳng nghiêng
  3. Đòn bảy
  4. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

 

Câu 9: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  1. Cái cầu thang gác
  2. Mái chèo
  3. Thùng đựng nước
  4. Quyển sách nằm trên bàn

Câu 10: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  1. Cân Robecvan
  2. Cân đồng hồ
  3. Cần đòn
  4. Cân tạ

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có:

  1. Lực F2có độ lớn lớn hơn lực F1.
  2. Lực F2CÓ độ lớn nhỏ hơn lực F1.
  3. Hai lực F1và F2có độ lớn như nhau.
  4. Không thể cân bằng được, vì OO1đã nhỏ hơn OO2.

Câu 2: Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...

  1. Cân bằng nhau.
  2. Bị lệch về phía qủa cầu bằng sắt.
  3. Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng.
  4. Chưa thể khẳng định được điều gì.

Câu 3: Quan sát dao cắt giấy ở một cửa hiệu photocopy, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Chỉ là dao bình thường, không ứng dụng bất kỳ máy cơ đơn giản nào.

Lan: Ứng dụng của đòn bẩy loại 1

Chi: Ứng dụng của đòn bẩy loại 2.

  1. Chỉ có Bình đúng.
  2. Chỉ có Lan đúng.
  3. Chỉ có Chi đúng.
  4. Cả 3 bạn đều sai.

Câu 4: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:

  1. 80 cm
  2. 120 cm
  3. 1m
  4. 60 cm.

Câu 5:  Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

  1. OO1= 90 cm, OO2 = 90 cm
  2. OO1= 90 cm, OO2 = 60 cm
  3. OO1= 60 cm, OO2 = 90 cm
  4. OO1= 60 cm, OO2 = 120 cm

Câu 6: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 8 m, khối lượng 120 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 3 m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.

  1. 400 N
  2. 450 N
  3. 500 N
  4. 550 N

Câu 7: Một đòn bẩy AB có chiều dài 1 m. Ở 2 đầu người ta treo 2 vật có khối lượng lần lượt m1 = 400g và m2 = l00g. Để đòn bẩy cân bằng, điểm tựa 0 phải cách A một đoạn.... Cho biết đầu A treo vật 400g.

  1. 40cm
  2. 25 cm
  3. 20 cm
  4. 30 cm

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A.Đòn bẩy.

B.Mặt phẳng nghiêng.

C.Ròng rọc cố định

  1. Ròng rọc động

Câu 2: Dùng đòn bẩy loại 1 như hình vẽ để bẩy một vật có trọng lượng P1 được đặt ở đầu O1. Muốn bẩy được vật, ta phải tác dụng vào đầu O2 một lực ít nhất là...

  1. Lớn gấp 4 lần trọng lượng vật.
  2. Nhỏ hơn 4 lần trọng lượng vật.
  3. Lớn gấp 5 lần trọng lượng vật.
  4. Nhỏ hơn 5 lần trọng lượng vật.

Câu 3: Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn 20 cm.

  1. 20cm
  2. 25cm
  3. 40cm
  4. 50cm

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

  1. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
  2. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
  3. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
  4. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 2: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Khoảng cách OO1> OO2
  2. Khoảng cách OO1= OO2
  3. Khoảng cách OO1< OO2
  4. Khoảng cách OO1= 2OO2

 

 

=> Giáo án Vật lí 8 cánh diều Bài 19: Đòn bẩy

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay