Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

BÀI 15: TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT NHÚNG TRONG NÓ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

  1. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  2. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  3. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  4. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 2: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  1. Lực đẩy Acsimét
  2. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
  3. Trọng lực
  4. Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Câu 3: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

  1. trọng lượng của vật
  2. trọng lượng của chất lỏng
  3. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
  4. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng

Câu 4: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:

  1. FA = D.V
  2. FA = Pvật
  3. FA = d.V
  4. FA = d.h

Câu 5: Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng:

  1. > 500N
  2. 500N
  3. < 500N
  4. Không đủ dữ liệu để xác định

Câu 6: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?

  1. Quả cầu đặc
  2. Quả cầu rỗng
  3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau
  4. Không so sánh được

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào đúng?

  1. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
  2. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  3. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
  4. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 8: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  2. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
  3. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  4. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Câu 9: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:

  1. Thể tích của vật
  2. Thể tích chất lỏng chứa vật
  3. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
  4. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về lực đẩy Acsimet?

  1. Cùng chiều với trọng lực.
  2. Tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  3. Có điểm đặt ở vật.
  4. Luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1cm3 (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  1. Nhôm
  2. Chì
  3. Bằng nhau
  4. Không đủ dữ liệu kết luận

Câu 2: 1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  1. Nhôm
  2. Chì
  3. Bằng nhau
  4. Không đủ dữ liệu kết luận.

Câu 3: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

  1. 1,7N
  2. 1,2N
  3. 2,9N
  4. 0,5N

Câu 4: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  1. F1A > F2A > F3
  2. F1A = F2A = F3A
  3. F3A > F2A > F1A
  4. F2A > F3A > F1A

Câu 5: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là:

  1. 213cm3
  2. 183cm3
  3. 30cm3
  4. 396cm3

Câu 6: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A.Tăng lên

  1. Giảm đi
  2. Không thay đổi
  3. Chỉ số 0.

Câu 7: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:

  1. 4000N
  2. 40000N
  3. 2500N
  4. 40N

Câu 8: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?

  1. Đồng
  2. Sắt
  3. Chì
  4. Nhôm

Câu 9: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao?

  1. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của dầu lớn hơn TLR của nước.
  2. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu.
  3. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu.
  4. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.

Câu 10: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

  1. khối lượng của tảng đá thay đổi
  2. khối lượng của nước thay đổi
  3. lực đẩy của nước
  4. lực đẩy của tảng đá

Câu 11: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimet là FA = d. V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

  1. Thể tích toàn bộ vật
  2. Thể tích chất lỏng
  3. Thể tích phần chìm của vật
  4. Thể tích phần nổi của vật

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3

  1. 4,45N
  2. 4,25N
  3. 4,15N
  4. 4,05N

Câu 2: Một ống chữ U chứa nước, hai nhánh được hút hết không khí và hàn kín ở 2 đầu. Cho ống chữ U nghiêng về phía phải thì:

  1. Mực nước ở nhánh M thấp hơn nhánh N
  2. Mực nước ở nhánh M cao hơn nhánh N
  3. Mực nước ở nhánh M bằng mực nước ở nhánh N
  4. Không so sánh được mực nước ở 2 nhánh

Câu 3: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngậpvào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  1. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
  2. ba vật như nhau
  3. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
  4. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 4: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  1. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
  2. ba vật như nhau
  3. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
  4. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 5: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu = 8000N/m3, ddong = 89000N/m3

  1. 4,45N
  2. 4,25N
  3. 4,15N
  4. 4,05N

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ chất lỏng có thể tích bằng:

  1. 2m3
  2. 2.10-1 m3
  3. 2.10-2 m3
  4. 2.10-3 m3

 

Câu 2: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  1. 1N; 8900N/m3
  2. 1,5N; 8900N/m3
  3. 1N; 7800N/m3
  4. 1,5N; 7800N/m3

Câu 3: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 12N, nhưng khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thì lực kế chỉ F’ = 7N. Cho khối lượng riêng nước là 1000kg/m2. Thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó lần lượt là:

  1. V = 5.10-4 m3; d = 24000N/m3
  2. V = 5.10-3 m3; d = 2400N/m3
  3. V = 5.10-5 m3; d = 24000N/m3
  4. Một cặp giá trị khác.

 

=> Giáo án Vật lí 8 cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay