Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Yên Bái
Tài liệu giáo GDĐP lớp 6 Yên Bái. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Yên Bái. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Yên Bái lớp 6
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC Ở YÊN BÁI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Nhận diện được một số trang phục truyền thống của các dân tộc ở Yên Bái qua kiểu dáng, hoa văn trang trí tiêu biểu.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hăng hái trao đổi, thảo luận hoạt động nhóm, phát triển khả năng thuyết trình nhận xét sản phẩm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu thông tin về các trang phục, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng của bản thân, biết sử dụng , vận dụng sản phẩm vào mục đích nào, dịp nào trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giới thiệu được nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc thiểu số ở Yên Bái.
- Phẩm chất
- Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Yên Bái.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Yên Bái)
- Tranh ảnh về một số trang phục dân tộc tỉnh Yên Bái.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Yên Bái).
- Đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về đặc điểm tiêu biểu của trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tạo tâm thế hứng thú và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi khởi động.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà thông thái.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:
+ GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các trang phục dân tộc (mỗi hình ảnh 3 giây).
+ Học sinh trả lời (ai nhanh thì được gọi trước).
+ GV chốt đáp án, có thưởng cho người chiến thắng (…)
- GV đặt câu hỏi để HS tham gia trò chơi:
+ Em hãy đoán xem đây là trang phục của người dân tộc nào?
+ Chi tiết nào giúp em nhận ra trang phục của dân tộc đó?
+ Màu sắc chủ đạo và các chi tiết nào trên bộ trang phục khiến cho em ấn tượng?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Hình 1: Trang phục dân tộc Mường với màu sắc chủ đạo là màu trắng – đen.
+ Hình 2: Trang phục dân tộc Nùng với màu sắc chủ đạo là màu đen.
+ Hình 3: Trang phục dân tộc Thái.với màu sắc chủ đạo là màu trắng – đen.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em với dân số trên 780.000 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc Mông chiếm 8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái qua – Chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm trang phục các dân tộc
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận diện được một số trang phục truyền thống của các dân tộc ở Yên Bái qua kiểu dáng, hoa văn trang trí tiêu biểu.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm, tìm hiểu về các trang phục truyền thống của các dân tộc ở Yên Bái.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các trang phục truyền thống của các dân tộc ở Yên Bái.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6 – 7 thành viên) và yêu cầu các nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Trang phục truyền thống của người Thái. + Nhóm 2: Trang phục truyền thống của người Xa Phó. + Nhóm 3: Trang phục truyền thống của người Tày. + Nhóm 4: Trang phục truyền thống của người Mông. + Nhóm 5: Trang phục truyền thống của người Mường. + Nhóm 6: Trang phục truyền thống của người Dao đỏ. - GV nêu câu hỏi để các nhóm thảo luận: + Trang phục của dân tộc ... có những bộ phận nào? Có phụ kiện nào thường đi kèm với trang phục? + Em hãy nêu một số loại hoa văn trang trí tiêu biểu trên trang phục? + Theo em, hoa văn trang trí đóng vai trò như thế nào trên các bộ trang phục? + Theo em đặc điểm tiêu biểu nhất dễ nhận diện của trang phục nhóm em phụ trách là gì? + Em thích nhất điểm nào trên trang phục? + Kể tên một số trang phục dân tộc khác mà nhóm em biết? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát SGK, nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi gợi mở. + Họa tiết hoa văn thổ cẩm, họa tiết hình hoa, lá... + Đặc điểm dễ nhận biết nhất là màu sắc, hoa tiết. + Các trang phục dân tộc khác như: Dân tộc Giáy, Dân tộc Hoa, dân tộc Khơ Mú... - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | **Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Yên Bái rất đa dạng, thể hiện nét đặc trưng trong văn hoá, sinh hoạt. Trang phục của nam giới thường đơn giản, ít trang trí. Vẻ đẹp của trang phục được thể hiện một cách trọn vẹn qua các bộ váy, áo của người phụ nữ. 1. Trang phục truyền thống của người Thái. - Trang phục nữ giới người Thái bao gồm áo ngắn (xửa cỏm), váy, thắt lưng, nón, xà cạp, khăn piêu. - Các loại trang sức như vòng tay, vòng cổ, hoa tai và xà tích. - Áo phụ nữ Thái Trắng có cổ hình chữ V - Áo phụ nữ Thái Đen thường may cổ áo đứng. - Điểm nhấn của trang phục hàng cúc trên áo và chiếc khăn piêu 2. Trang phục truyền thống của người Xa Phó. - Trang phục nữ giới người Xa Phó gồm: áo và chân váy dài, thắt lưng, khăn - Hoa văn hình học là nét đặc trưng trong trang phục của người Xa Phó. 3. Trang phục truyền thống của người Tày. - Trang phục người Tày khá đơn giản, ít trang trí. - Phụ kiện là thắt lưng xanh, dây dao và các loại vòng cổ, xà tích. 4. Trang phục truyền thống của người Mông. - Trang phục nữ giới người gồm áo cổ chữ V, hai ống tay bằng vải thổ cẩm. Chân váy xoè rộng, - Họa tiết trang trí dày đặc, cách điệu dưới dạng hình học. - Phụ kiện: xà cạp, trang sức bạc, mũ thổ cẩm 5. Trang phục truyền thống của người Mường. - Trang phục của phụ nữ Mường là áo cánh lửng cùng chân váy hình ống sẫm màu. - Cạp váy thêu nhiều hoa văn trang trí, màu sắc rực rỡ - Phụ kiện là thắt lưng vải đơn giản buộc ngang eo, dây xà tích và trang sức bạc. 6. Trang phục truyền thống của người Dao đỏ. - Phụ nữ người Dao Đỏ mặc trang phục nổi bật với sắc đỏ của các hoạ tiết trang trí trên nền vải chàm. Áo có nẹp ngực to bản, cổ tay áo và đuôi áo đều thêu nhiều hoa văn hình hoa lá, động vật,... Khăn vấn đầu màu sắc rực rỡ là điểm nhấn cho trang phục. - Hoa văn phong phú từ hình các con vật quen thuộc: con chó, con hươu, con chim,... hoa tám cánh… |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
- Nội dung: HS giới thiệu về trang phục dân tộc yêu thích qua một đoạn văn.
- Sản phẩm: Bài viết của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu đề bài: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) giới thiệu về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc em hoặc trang phục dân tộc mà em yêu thích.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập:
+ Đó là trang phục của dân tộc nào?
+ Trang phục đó gồm có những gì (áo, quần, váy, khăn...)?
+ Trang phục đó có gì đặc biệt (chất liệu vải, hình dáng, màu sắc...) khiến em yêu thích?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài viết của bản thân.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giới thiệu được nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc thiểu số ở Yên Bái.
- Giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của trang phục các dân tộc thiểu số ở Yên Bái.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS trưng bày và thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Sản phẩm: Phần trưng bày và thuyết trình của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm lên trưng bày và thuyết trình sản phẩm vẽ hoa văn họa tiết trên trang phục dân tộc.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại lên giới thiệu một vài sản phẩm ứng dụng tại địa phương như túi, ví,.. được lấy cảm hứng từ hoa văn trang trí trên trang phục của người dân tộc thiểu số ở Yên Bái.
- GV nêu câu hỏi: Em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trưng bày và thuyết trình sản phẩm vẽ hoa văn họa tiết trên trang phục dân tộc.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức chủ đề.
- GV kết thúc tiết học.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan