Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Phú Thọ
Tài liệu giáo GDĐP lớp 6 Phú Thọ. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Phú Thọ. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Phú Thọ lớp 6
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Chủ đề 4: NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN GIAN PHÚ THỌ
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS
- Kể được tên các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc ít người ở Phú Thọ (dân ca dân tộc Dao, Cao Lan; tục Chàm Đuống của người Mường…).
- Thực hành hát được một làn điệu dân ca hay biểu diễn được một điệu múa truyền thống ở địa phương em
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày, thảo luận, biết lắng nghe và phản hồi tích cực.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đề xuất được giải pháp để giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Kể tên và hát được 1 số làn điệu dân ca địa phương (hát xoan).
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức trong việc gìn giữ, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của Phú Thọ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Phú Thọ)
- Phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file Video âm thanh phục vụ cho tiết dạy...
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Phú Thọ).
- Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
- Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi.
- Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi – đáp nhanh”.
+ GV đưa ra yêu cầu xem video dân ca các vùng miền đoán xem là đân ca vùng miền nào (GV giới hạn 3 miền bắc, trung, nam cho hs dễ nhận biết).
+ HS quan sát và ra tín hiệu phát biểu trả lời, các hs khác chú ý nghe, quan sát và dành quyền trả lời khi phát hiện bạn trả lời sai.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tham gia trò chơi.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phú Thọ là nơi xưa kia các Vua Hùng đóng đô dựng nước, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc trong đó có nền nghệ thuật dân gian phong phú và độc đáo. Cùng với nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ, nơi đây còn có nhiều thể loại trình diễn nghệ thuật dân gian của các dân tộc thiểu số như: hát Rang, hát Ví, tục chàm đuống, múa trống đu (dân tộc Mường); hát Sình ca, múa chim gâu, múa xúc tép (dân tộc Cao Lan); múa chuông, múa chạy rùa (trong lễ Tết nhảy của dân tộc Dao Quần Chẹt); múa khèn, kèn lá (dân tộc Mông),... Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu qua Chủ đề 4: Nghệ thuật trình diễn dân gian Phú Thọ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của đân tộc mường
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết tên các điệu hát, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc ít người tỉnh Phú Thọ
- Nội dung: HS khai thác thông tin trong các video, clip do GV giới thiệu.
- Sản phẩm: Nội dung kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh xem video nghệ thuật hát rang trong lễ cúng vía lúa, tục chàm đuống của đồng bào mường ở Phú Thọ. - GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận: + Hát Rang của người Mường thường được hát trong những dịp nào? + Hình thức diễn xướng chàm đuống của người Mường thường được biểu diễn trong những dịp nào? + Đuống được làm bằng gì? + Kể tên và mô tả các động tác cơ bản của chàm đuống? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát thông tin trong SGLK và lắng nghe video mà GV cung cấp. - HS thảo luận nhóm đôi, viết câu trả lời ra bảng phụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: + Hát rang, diễn xướng chàm đuống thường được biểu diễn vào những dịp Tết đến xuân về, mừng đám cưới, mừng nhà mới... + Đuống được làm bằng máng gỗ giã lúa. + Động tác cơ bản của chàm đuống là giã, đánh và đập. Giã là đâm thẳng đầu chày vào thành đuống. Đập là đập cạnh đầu chày vào thành đuống. Đánh là đánh hai cạnh đầu chày vào nhau. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc Mường a. Hát rang: Hát Rang là lối hát dân dã, lối kể những câu chuyện sử thi, truyền thuyết, ca ngợi cuộc sống lao động, phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của người Mường. Hát Rang thường được hát trong các dịp như Tết, mừng đám cưới, mừng nhà mới,...; trong các nghi lễ nông nghiệp: lễ gọi vía lúa, lễ hội xuống đồng,... Những bài hát Rang có giai điệu mộc mạc, nhẹ nhàng, nội dung lời ca gần với ngôn ngữ giao tiếp và được thay đổi cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. b) Tục chàm đuống (đâm đuống) - Chàm đuống của người Mường là hình thức diễn xướng dân gian thường được biểu diễn trong dịp quan trọng như Tết, hội mùa, cưới xin, dựng nhà,... Lễ chàm đuống được hình thành từ cuộc sống lao động của đồng bào dân tộc Mường trong quá trình làm nông nghiệp. Người Mường tin rằng trong những ngày Tết, tiếng đuống vang, rộn ràng thì năm đó sẽ mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, mọi điều may mắn. - Đuống là chiếc máng gỗ giã lúa, còn chàm là chiếc chày giã lúa. Diễn tấu chàm đuống có ba động tác cơ bản: + Giã: đâm đầu chày vào thành đuống. + Đập: đập cạnh đầu chày vào thành đuống. + Đánh: đánh hai cạnh đầu chày vào nhau. - Ngày nay, chàm đuống được đồng bào Mường ở Phú Thọ biểu diễn trong các lễ hội mùa xuân, lễ hội Đền Hùng và những ngày quan trọng trong dịp lễ, Tết. |
Hoạt động 2. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc Cao Lan
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết tên các loại nghệ thuật trình diễn dân gian, của dân tộc Cao Lan tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung: HS khai thác thông tin trong các video, clip do GV giới thiệu.
- Sản phẩm: Nội dung kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh xem video Hát Sình ca của đồng bào Cao Lan, Múa xúc tép của đồng bào Cao Lan ở Phú Thọ và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: https://www.youtube.com/watch?v=cS_x2xJo6qA + Sình ca của người Cao Lan thường được hát trong các dịp nào? + Múa xúc tép thể hiện hoạt động gì của con người? Em hãy thử thể hiện điệu múa này dựa theo mô tả trong bài. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video về nghệ thuật hát sình ca và múa xúc tép để trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: + Sình ca thường được hát trong các dịp Tết, lễ hội của làng, trong đám cưới, trong lao động sản xuất hay trong các buổi sinh hoạt thôn xóm... + Múa xúc tép thể hiện một hoạt động của con người trong cuộc sống lao động thường ngày - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc Cao Lan a. Hát Sình ca (Sình Ca) - Sình ca là một thể loại dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, phong phú và hấp dẫn của đồng bào Cao Lan. được hình thành và gắn liền với câu chuyện tình của nàng Lưu Ba, một nữ thần thơ ca xinh đẹp của dân tộc Cao Lan. - Sình ca có hai loại: hát theo lời hát cổ có sẵn, được lưu truyền hoặc người hát tự sáng tác trong khi hát đối đáp để giãi bày tâm trạng hoặc đố và giải. Hát Sình ca không quy định tuổi tác. Người trẻ thường hát giao duyên, đối đáp theo từng đôi nam nữ hoặc một tốp nam với một tốp nữ. Người cao tuổi thì hát theo lời cổ. Sình ca thường được hát trong các dịp Tết, lễ hội của làng, trong đám cưới, trong lao động sản xuất hay trong các buổi sinh hoạt thôn xóm,... b) Múa xúc tép (sóc công) Múa xúc tép thể hiện một hoạt động của con người trong cuộc sống lao động thường ngày. Điệu múa thường có từ ba người trở lên. Khi múa, hai tay cầm cán vợt đưa chéo xuống, một chân làm trụ, chân kia bước theo nhịp của trống, hai tay đưa vợt lên xuống, làm động tác như đang xúc tép. |
Hoạt động 3. Múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết múa chuông trong lễ Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung: HS khai thác thông tin trong các video, clip do GV giới thiệu.
- Sản phẩm: Nội dung kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh xem video múa chuông trong lễ Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt tỉnh Phú Thọ và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu ý nghĩa của múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video múa chuông trong lễ Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt để trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: + Múa Chuông là điệu múa thể hiện nghi lễ tạ ơn tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cuộc sống cho dân làng, dòng tộc, cầu xin tổ tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Múa chuông trong lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt - Múa chuông là điệu múa quan trọng nhất, mở màn cho phần chính lễ trong lễ Tết nhảy. Người Dao Quần Chẹt quan niệm, nếu không có điệu múa chuông thì coi như chưa tổ chức lễ Tết nhảy. Đây là điệu múa giới thiệu xuất xứ từng loại dụng cụ được thờ cúng trong nhà với các thần thánh như: cờ, đao, kiếm, quân bài, lệnh bài,... Sau khi được giới thiệu, các dụng cụ đó mới được các đoàn thần thánh công nhận và người múa mới được sử dụng các dụng cụ đó vào các điệu múa tiếp theo. - Những người tham gia múa chuông nối nhau, xếp thành hình tròn giữa nhà và làm theo các động tác của thầy mo. Mỗi người cầm một quả chuông nhỏ để trước bụng, chân bước đi lúc bình thường, lúc chậm, vừa đi vừa lắc chuông vừa hát bài Linh la xuất thế. |
Hoạt động 4. Múa khèn, thổi kèn lá của dân tộc Mông
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết múa khèn, thổi kèn lá của dân tộc Mông.
- Nội dung: HS khai thác thông tin trong các video, clip do GV giới thiệu.
- Sản phẩm: Nội dung kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh xem video múa khèn của người Mông và video thổi kèn lá của người Mông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Động tác nào là động tác chủ đạo trong múa khèn của người Mông? + Mô tả hai cách thổi thông thường của kèn lá. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video về nghệ thuật hát rang và tục chàm đuống của dân tộc Mường, Phú Thọ để trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: + Động tác chủ đạo là khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoắn ốc... + Hai cách thổi thông thường của kèn lá: · Cách 1: Ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, dùng môi để giữ và kết hợp giữa việc sử dụng lưỡi và hơi đẩy ra qua kẽ hở của môi. · Cách 2: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ở hai bàn tay để giữ hai đầu của lá sau khi đã ngậm ở môi, dùng lưỡi kết hợp với môi đẩy hơi tạo ra âm thanh. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 4. Múa khèn, thổi kèn lá của dân tộc Mông a. Múa khèn: - Khèn là một nhạc cụ của người Mông và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Mông. Khèn có mặt trong các sinh hoạt văn hoá và tâm linh của người Mông. - Khèn được cấu tạo phù hợp với dáng người cúi khum và múa xoay vòng, vừa quay vừa nhảy. Múa khèn do nam giới thể hiện. Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú, đa dạng. Theo thống kê, có khoảng 30 động tác, tổ hợp múa khèn như: nhảy đưa chân, nhảy lưới, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, quay di động, vờn khèn, quay cầu, quay gót, chọi gà,... trong đó, chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc. b. Kèn lá: - Kèn lá là một nhạc cụ trữ tình đơn giản, ở đâu có cây đều có thể hái lá để làm ra kèn lá. Người thổi kèn lá thường chọn những cây có lá hơi mềm, tương đối dai và mép lá trơn. - Có nhiều cách thổi kèn lá nhưng thường theo hai cách sau: + Ngậm ngang chiếc lá ở giữa hai môi, dùng môi để giữ, kết hợp giữa việc sử dụng lưỡi và đẩy hơi ra qua kẽ hở của môi. + Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ở hai bàn tay để giữ hai đầu của lá sau khi đã ngậm ở môi, dùng lưỡi kết hợp với môi đẩy hơi tạo ra âm thanh. - Khi thổi, lá dùng làm kèn được gập đôi lại ở phần mép lá mỏng hơn và ngậm vào môi, dùng hơi điều chỉnh âm thanh cao thấp, trầm bổng theo âm điệu bài hát. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học, hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu.
- Nội dung: Thể hiện kiến thức vừa học bằng cách phát vấn HS.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm nhóm:
+ Nêu tên các thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của một số dân tộc ở Phú Thọ. Nêu một vài nét đặc trưng của từng loại hình đó.
+ Em sẽ làm gì để gìn giữ, phát triển các thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian của Phú Thọ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả của mình.
+ Các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu là: Múa Chuông, múa Rùa của đồng bào Dao, hát Sình ca...
+ Để gìn giữ, phát triển các thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian của Phú Thọ, em sẽ thường xuyên lắng nghe, truyền bá cho bạn bè các vùng miền khác cùng biết tới.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà)
- Mục tiêu: HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày.
- Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu đề bài:
+ Tự luyện tập và trình bày một bài dân ca/một điệu múa dân gian được giới thiệu ở trên hoặc em biết (có thể trình bày với hình thức cá nhân hoặc theo nhóm)
+ Chọn một chiếc lá phù hợp, tập thổi và trình diễn kèn lá với một bài dân ca em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình diễn trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan