Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Thái Bình
Tài liệu giáo GDĐP lớp 6 Thái Bình. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Thái Bình. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Thái Bình lớp 6
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN DÂN GIAN THÁI BÌNH
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Nêu được sự ra đời và phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình.
- Hiểu biết lịch sử đền Tiên La, Đền Đồng Bằng và một số di tích địa phương.
- Sưu tầm, kể lại và nêu ý nghĩa của một số truyện truyền thuyết dân gian Thái Bình.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hăng hái trao đổi, thảo luận hoạt động nhóm, phát triển khả năng thuyết trình nhận xét sản phẩm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu thông tin về các trang phục, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng của bản thân, biết sử dụng , vận dụng sản phẩm vào mục đích nào, dịp nào trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tiếp nhận văn: Nhận biết được đề tài, nội dung, các thông điệp từ truyện dân gian.
- Phẩm chất
- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn Vua cha Bát Hải và nữ tướng Vũ Thị Thục và các danh nhân địa phương.
- Giữ gìn và giới thiệu về các di tích lịch sử của quê hương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Thái Bình)
- Tranh ảnh minh họa về truyện dân gian tỉnh Thái Bình.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Thái Bình).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết một số truyện dân gian.
- Nội dung: HS lắng nghe, quan sát một số hình ảnh và trả lời các câu hỏi liên quan.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc tư liệu trong SGK.
- GV nêu câu hỏi thảo luận: Các bức ảnh trên thể hiện nội dung gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự ra đời truyện dân gian Thái Bình
- Mục tiêu:
- HS biết và khái quát được khái niệm truyện dân gian.
- Nêu được sự ra đời và phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình.
- Nội dung: HS đọc thông tin SGK, sự hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK. - GV nêu câu hỏi thảo luận: + Dựa vào các thông tin trong bài em hãy cho biết truyện dân gian Thái Bình ra đời trong hoàn cảnh nào? + Tìm hiểu một câu chuyện dân gian gắn liền với vùng quê nơi em đang sống, chia sẻ câu chuyện này với các bạn của em trên lớp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát SGK, nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi gợi mở. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Sự ra đời truyện dân gian Thái Bình - Truyện dân gian Việt Nam là các tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động... - Truyện dân gian Thái Bình ra đời trong sự nhà rỗi của nhà nông
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các loại truyện dân gian Thái Bình
- Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm và sự phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình
- Nội dung: HS đọc thông tin SGK, sự hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK. - GV nêu câu hỏi thảo luận: + Dựa vào thông tin trong bài em hãy nêu đặc điểm của truyện dân gian Thái Bình. + Nội dung của truyện dân gianThái Bình phản ánh điều gì? + Có những loại truyện dân gian nào? + Em hiểu thế nào là truyện truyền thuyết. + Ở địa phương em có những truyền thuyết nào. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát SGK, nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi gợi mở. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Các loại truyện dân gian Thái Bình - Đặc điểm: Phương thức tự sự dân gian, khắc hoạ nhân vật thông qua hành động và bối cảnh xã hội của nhân vật ấy. - Nội dung: Phản ánh đời sống của cư dân từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đến tín ngưỡng, tâm linh… - Truyện dân gian gồm: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười… - Truyện truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử. |
Hoạt động 2. Câu truyện truyền thuyết của quê hương Thái Bình
- Mục tiêu:
- Hiểu biết lịch sử đền Tiên La, Đền Đồng Bằng và một số di tích địa phương.
- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn Vua cha Bát Hải và nữ tướng Vũ Thị Thục và các danh nhân địa phương.
- Giữ gìn và giới thiệu về các di tích lịch sử của quê hương.
- Nội dung: HS đọc thông tin SGK và thông tin GV cung cấp trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK. - GV nêu câu hỏi thảo luận: + Di tích lịch sử Đền Đồng bằng ở đâu? + Di tích lịch sử Đền Tiên La ở đâu? + Nhân vật truyền thuyết trong các câu truyện là ai? Có công lao như thế nào đối nhân dân trong vùng? + Nêu cảm nghĩ của em về các nhân vật trong câu truyện trên. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh: Đền Đồng Bằng Bàn thờ Bát Nạn tướng quân Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát SGK, nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi gợi mở. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | III. Những câu truyện truyền thuyết của quê hương Thái Bình Truyện thứ nhất: Đền Đồng Bằng và truyền thuyết về Vua Cha Bát Hải - Đền Đồng Bằng là di tích lịch sử văn hóa thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Đồng Bằng thờ vị Vua Cha Thủy Phủ mang tên Vĩnh Công Đại Vương. - Vĩnh Công cùng các Quan giúp vua Hùng Duệ Vương đánh đuổi ngoại bang, giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt, giúp dân lập ấp, chia vàng Vua ban cho dân làm vốn canh tác, dạy họ làm ăn, sinh hoạt cộng đồng…. - Hội đền Đồng Bằng hàng năm được tổ chức vào tháng 8 âm lịch là ngày hoá của Vính Công bởi vậy dân gian mới lưu truyền đến ngày nay câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ” Truyện thứ 2: Đền Tiên La – Đề thờ nữ tướng Vũ Thị Thục - Đền mẫu Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, một nữ tướng thời Hai Bà Trưng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc đô hộ nước ta - Hội đền Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình tổ chức vào các ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch, ngày chính hội là 17 tháng 3 vì đó là ngày mất của Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề.
- Nội dung: HS đọc thông SGK hoàn thành bài tập và câu hỏi cuối chuyên đề.
- Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ: Học sinh đọc thông SGK hoàn thành bài tập.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài viết của bản thân.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã hình thành vào thực tiễn cuộc sống.
- Nội dung: Sưu tập thêm câu tuyện truyền thuyết tại quê hương em.
- Sản phẩm: Bài sưu tầm của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Sưu tập thêm câu tuyện truyền thuyết tại quê hương em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sưu tầm các câu truyện thuyết thuyết tại quê hương và báo cáo vào tiết học sau.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức chủ đề.
- GV kết thúc tiết học.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan