Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều CĐ 5_Tiết 1

Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5_Tiết 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN

TIẾT 1

HÁT BÀI: MÙA XUÂN

DẤU NHẮC LẠI, KHUNG THAY ĐỔI, DẤU QUAY LẠI

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG DẤU NHẮC LẠI VÀ KHUNG THAY ĐỔI ĐỂ CHÉP NHẠC

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhạc bài hát Mùa xuân là do ai viết?

A. Altonio Vivaldi.

B. Claudio Monteverdi.

C. Domenico Scarlatti.

D. Alessandro Scarlatti.

 

Câu 2: Lời Việt của bài hát Mùa xuân do ai viết?

A. Lại Thị Phương Thảo.

B. Nguyễn Mai Anh.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

 

Câu 3: Bài hát Mùa xuân phỏng theo giai điệu nào?

A. Giai điệu bản concerto Mùa đông.

B. Giai điệu bản concerto Mùa thu.

C. Giai điệu bản concerto Mùa hạ.

D. Giai điệu bản concerto Mùa xuân.

 

Câu 4: Bài hát được chia làm mấy đoạn?

A. 2 đoạn.

B. 3 đoạn.

C. 4 đoạn.

D. Không chia đoạn.

 

Câu 5: Giai điệu bài hát Mùa xuân như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

B. Sôi động.

C. Vui tươi, rộn ràng.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 7: Đoạn 1 bài hát là đoạn nào?

A. Từ đầu đến …học hành.

B. Từ đầu đến …tung tăng.

C. Từ đầu đến …tới trường.

D. Từ đầu đến …lớn nhanh.

 

Câu 8: Đâu là đoạn 2 của bài hát Mùa xuân?

A. Từ Mùa xuân cho chồi non… đến hết bài.

B. Từ Giọng hát… đến hết bài.

C. Từ Mùa xuân thêm đẹp… đến hết bài.

D. Từ Trường em… đến hết bài.

 

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Câu 1: Ca khúc Mùa xuân thể hiện nội dung gì?

A. Niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao trong ngày tựu trường.

B. Niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao khi đến trường học tập cùng thầy cô, bạn bè trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp.

C. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi được tới trường học tập.

D. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi có một ngôi trường mới khang trang trong mùa xuân mới.

 

Câu 2: Bài hát Mùa xuân viết theo nhịp bao nhiêu?

A. Nhịp 4/4.

B. Nhịp 2/2.

C. Nhịp 6/8.

D. Nhịp 2/4.

 

Câu 3: Đoạn 1 của bài hát Mùa xuân gồm bao nhiêu nhịp?

A. 8 nhịp.

B. 9 nhịp.

C. 12 nhịp.

D. 15 nhịp.

 

Câu 4: Bản concerto Mùa xuân viết cho nhạc cụ nào?

A. Violin.

B. Cello.

C. Contrabass.

D. Piano.

 

Câu 5: Bản concerto Mùa xuân là bản thứ mấy trong bộ Bốn mùa của nhà soạn nhạc Antonio Vivaldi?

A. Bản thứ ba.

B. Bản thứ hai.

C. Bản thứ tư.

D. Bản thứ nhất.

 

Câu 6: Tác dụng của khung thay đổi là gì?

A. Dùng khi cần nhắc lại một đoạn nhạc hoặc một tác phẩm nhỏ.

B. Dùng khi có sự thay đổi ở cuối lần nhắc lại.

C. Dùng khi cần nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc.

D. Dùng khi có sự thay đổi ở đầu lần nhắc lại.

 

Câu 7: Dấu nhắc lại với dấu quay lại có gì khác nhau?

A. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một cả bản nhạc, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một tác phẩm nhỏ.

B. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một tác phẩm nhỏ, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc cả bản nhạc.

C. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một tác phẩm nhỏ, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc.

D. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một cả bản nhạc, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một tác phẩm nhỏ.

 

Câu 8: Đoạn 2 bài hát Mùa xuân gồm bao nhiêu nhịp?

A. 14 nhịp.

B. 12 nhịp.

C. 15 nhịp.

D. 18 nhịp.

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Nhà soạn nhạc Antonio Vivaldi là người nước nào?

A. Đức.

B. Anh.

C. Ý.

D. Brazil.

 

Câu 2: Antonio Vivaldi sinh - mất năm bao nhiêu?

A. 1678 - 1741.

B. 1675 - 1741.

C. 1677 - 1741.

D. 1674 - 1741.

 

Câu 3: Sắp xếp các câu sau để được đoạn lời chính xác của bài hát Mùa xuân?

(1) Mùa xuân cho chồi non thêm lớn nhanh.

(2) Giọng hát vang vang trên đường vắng, ánh dương lên em đi trong vạt nắng, gió lao xao theo bước chân tung tăng.

(3) Chồi non xinh xinh đã tỉnh giấc, lá thắm xanh rung rinh tươi đẹp lắm, tiếng chim ca đưa bước em tới trường.

(4) Mùa xuân thêm đẹp bao ước mơ xanh, cùng chúng em bay xa khung trời bao rạng ngời.

(5) Trường em trên đồi cao xanh bóng cây, rộn rã khi mùa xuân đã tới đây và chúng em hân hoan vui cùng nhau học hành.

A. (3) – (2) – (1) – (5) – (4).

B. (3) – (2) – (5) – (1) – (4).

C. (3) – (2) – (5) – (4) – (1).

D. (3) – (2) – (1) – (4) – (5).

 

Câu 4: Dấu quay lại còn có tên gọi khác là gì?

A. Dấu Seno.

B. Dấu quay đầu.

C. Dấu Segno.

D. Dấu Sogne.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi thuộc thời kì âm nhạc nào?

A. Thời kì Cổ điển.

B. Thời kì Baroque.

C. Thời kì Phục hưng.

D. Thời kì Lãng mạn.

 

Câu 2: Bộ bốn concerto Bốn mùa được sáng tác vào năm nào?

A. 1723.

B. 1728.

C.  1725.

D. 1729.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay