Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 3 - Tiết 2 - Biết ơn thầy cô

Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Tiết 2 - Biết ơn thầy cô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 3 - Tiết 2 - Biết ơn thầy cô
Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 3 - Tiết 2 - Biết ơn thầy cô

TIẾT 2:

KÍ HIỆU ĐỂ TĂNG TRƯỜNG ĐỘ

KÈN CLARINET VÀ SÁO FLUTE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đây là kí hiệu của dấu nào trong nhạc lý?

A. Dấu ngân giọng.

B. Dấu hạ tone giọng.

C. Dấu nối.

D. Dấu miễn nhịp.

Câu 2: Tác dụng của dấu nối là gì?

A. Nối liền trường độ của các nốt nhạc có cùng cao độ nằm cạnh nhau.

B. Nối liền trường độ của các nốt nhạc có cùng nhịp độ nằm cạnh nhau.

C. Nối liền tiết tấu của các nốt nhạc có cùng cao độ nằm cạnh nhau.

D. Nối liền tiết tấu của các nốt nhạc có cùng nhịp độ nằm cạnh nhau.

Câu 3: Trường độ của những nốt nhạc nằm trong dấu nối được tính bằng cách nào?

A. Tổng số độ dài của hai nốt sau nối liền

B. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền.

C. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền với nốt liền trước.

D. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền với nốt liền sau.

 

Câu 4: Dấu chấm dôi có tác dụng như thế nào?

A. Giữ nguyên giá trị trường độ nốt nhạc đó.

B. Làm tăng thêm một nửa trường độ nốt nhạc đó.

C. Giảm một nửa giá trị trường độ nốt nhạc đó.

D. Ngân dài gập hai lần giá trị trường độ nốt nhạc đó.

Câu 5: Quan sát khung nhạc và cho biết: Dấu chấm đặt cạnh bên phải nốt nhạc là dấu gì?

A. Dấu nối.

B. Dấu miễn nhịp.

C. Dấu móc.

D. Dấu chấm dôi.

Câu 6: Dấu chấm dôi được miêu tả như thế nào?

A. Một dấu chấm bên trên nốt nhạc.

B. Một dấu chấm bên dưới nốt nhạc.

C. Một dấu chấm bên phải nốt nhạc.

D. Một dấu chấm bên trái nốt nhạc.

Câu 7: Dấu miễn nhịp được miêu tả như thế nào?

A. Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở bên trái.

B. Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở dưới.

C.  Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở bên phải.

D. Có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở giữa.

Câu 8: Đâu không phải là tác dụng của dấu miễn nhịp trong khuôn nhạc?

A. Tăng độ dài của nốt bằng một nửa nốt sau.

B. Tăng độ dài của nốt đó theo tính chất tác phẩm.

C. Tăng độ dài của nốt đó theo cảm xúc của người thể hiện.

D. Tăng độ dài của nốt đó không theo quy định số phách trong nhịp.

Câu 9: Dấu miễn nhịp được đặt ở vị trí nào trên nốt nhạc?

A. Ở trên hoặc bên phải nốt nhạc.

B. Ở dưới hoặc bên phải nốt nhạc.

C. Ở trên hoặc dưới nốt nhạc.

D. Ở dưới hoặc bên trái nốt nhạc.

Câu 10: Đầu dưới của Kèn Clarinet có hình gì?

A. Hình bầu dục.

B. Hình chiếc chuông.

C. Hình tam giác.

D. Hình vuông.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Kèm Clarinet được phát minh vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII.

C. Đầu thế kỉ XIX.

D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 2: Đầu vát của Kèn Clarinet gắn dăm đơn được làm bằng gì?

A. Tre.

B. Nứa.

C. Cao su.

D. Sậy

Câu 3: Đâu là cách chơi kèm Clarinet?

A. Ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi và dùng ngón tay giữ các lỗ 1 – 3 – 5 – 7 dọc theo thân kèn.

B. Ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi và dùng ngón tay giữ các lỗ 2 – 4 – 6 – 8 dọc theo thân kèn.

C. Ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi và dùng ngón tay điều khiển hệ thống khóa mở các lỗ dọc theo thân kèn.

D. Ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi kết hợp với thổi các lỗ dọc theo thân kèn.

Câu 4: Âm sắc của kèm Clarinet được đánh giá như thế nào?

A. Đẹp đẽ.

B. Mềm mại.

C. Phong phú.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Kèm Clarinet và sáo Flute thích hợp để thổi những giai điệu nào?

A. Du dương.

B. Trẩm bổng.

C. Mạnh mẽ.

D. Trang trọng.

Câu 6: Đâu không phải là loại nhạc cụ dùng hơi thổi để phát ra âm thanh?

A. Kèm Trumpet.

B. Kèm Trombone.

C. Guitar.

D. Kèm Saxophone.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Sáo flute cổ xưa được làm bằng loại nguyên liệu nào?

A. Sắt.

B. Cây sậy có thân rỗng.

C. Nhựa cây.

D. Gỗ hương.

Câu 2: Những cây sáo Flute ngày nay được làm từ nguyên liệu có độ bền cao là?

A. Sắt.

B. Nhựa.

C. Kim loại.

D. Gỗ thông.

Câu 3: Đâu không phải âm sắc của sáo Flute?

A. Mềm mại.

B. Trầm buồn.

C. Dịu dàng.

D. Trong sáng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong bài “ Bài học đầu tiên”, những ca từ tương ứng với nốt nhạc có dấu nối cần ngân dài mấy phách?

A. 3 phách.

B. 4 phách.

C. 5 phách.

D. 6 phách.

Câu 2:Khuôn nhạc dưới đây có sử dụng kí hiệu nào để tăng trường độ nốt nhạc?

A. Dấu chấm dôi và dấu lặng.

B. Dấu nối, dấu chấm dôi.

C. Dấu miễn nhịp, dấu chấm dôi.

D. Dấu lặng và dấu nối.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay