Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 1 - Tiết 1 - Chào năm học mới

Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1 - Tiết 1 - Chào năm học mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

TIẾT 1:

HÁT BÀI ƯỚC MƠ MÙA KHAI TRƯỜNG

NHỊP LẤY ĐÀ. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:

TẠO RA 3 NÉT NHẠC CÓ NHỊP LẤY ĐÀ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Chủ đề “Chào năm học mới” nói về điều gì?

A. Gia đình.

B. Mái trường.

C. Môi trường.

D. Động vật.

Câu 2: Các bài hát nói về chủ đề “Chào năm học mới” là?

A. Ngày đầu tiên đi học.

B. Khúc hát tựu trường

C. Ước mơ mùa khai trường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ai là tác giả của bài hát “Vui đến trường”?

A. Phạm Chinh.

B. Bùi Đình Thảo.

C. Phạm Trọng Cầu.

D. Hàn Ngọc Bích.

Câu 4: Đâu không phải là bài hát do nhạc sĩ Phạm Chỉnh sáng tác?

A. Bay lên những cánh diều ước mơ.

B. Hò kéo pháo.

C. Khúc ca chào mùa hè.

D. Sắc hương Hà Nội.

Câu 5: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” được viết ở nhịp

A. Nhịp 2/4.

B. Nhịp 2/3.

C. Nhịp 4/4.

D. Nhịp 6/8.

Câu 6: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” có tiết tấu như thế nào?

A. Sâu lắng.

B. Trầm buồn.

C. Da diết.

D. Vui tươi.

Câu 7: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” có giai điệu như thế nào?

A. Vui tươi, trong sáng.

B. Hoài niệm, trầm buồn.

C. Nhẹ nhàng, da diết.

D. Suy tư, sâu lắng.

Câu 8: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” được chia làm mấy phần?

A. 1 phần.

B. 2 phần.

C. 3 phần.

D. 4 phần.

Câu 9: Nhịp lấy đà là ô nhịp nằm ở vị trí nào trong bản nhạc?

A. Vị trí cuối cùng.

B. Vị trí ở giữa.

C. Vị trí gần cuối.

D. Vị trí đầu tiên.

Câu 10: Kết thúc nhịp lấy đà bằng cách nào?

A. Một ô nhịp thừa một nhịp.

B. Cuối ô nhịp có dấu miễn nhịp.

C. Một ô nhịp không đầy đủ.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” được tác giả Phạm Chỉnh sáng tác năm bao nhiêu?

A. Năm 2016.

B. Năm 2017.

C. Năm 2018.

D. Năm 2019.

Câu 2: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” được tác giả Phạm Chinh sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Hưởng hứng cuộc vận động sáng tác ca khúc cho thiếu nhi với chủ đề bảo vệ môi trường.

B. Hưởng hứng cuộc vận động sáng tác ca khúc cho thiếu nhi được tổ chức định kì hai năm một lần tại thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hưởng hứng cuộc vận động sáng tác ca khúc cho thiếu nhi nhằm tuyên truyền về tinh thần hiếu học.

D. Hưởng hứng cuộc vận động sáng tác ca khúc cho thiếu nhi do Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội tổ chức.

Câu 3: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” đã được trao giải trong cuộc thi nào?

A. Sáng tác ca khúc thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc do thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

B. Sáng tác ca khúc tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.

C. Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường do bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

D. Sáng tác ca khúc với chủ đề “Trẻ em chung tay bảo vệ môi trường” do thành phố Hà Nội tổ chức.

Câu 4: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” thể hiện điều gì?

A. Niềm mơ ước của các em nhỏ được sống trong một thế giới không có chiến tranh.

B. Niềm hân hoan của tuổi thơ được đến trường trong khung cảnh mùa thu tươi đẹp.

C. Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ khi được tham quan các địa danh lịch sử.

D. Đáp án A và B đều đúng.

Câu 5: Bài hát “Ước mơ mùa khai trường” truyền tải nội dung gì đến người nghe nhạc?

A. Niềm tự hào khi được cô giáo khen thưởng trước lớp.

B. Niềm vui khi được bố mẹ may quần áo mới để tới trường.

C. Niềm hân hoan của các em học sinh khi tới trường.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Buổi tựu trường diễn ra vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hè.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 2: Có những kiểu nhịp lấy đà như thế nào?

A. Lấy đà nửa phách.

B. Lấy đà 1 phách.

C. Lấy đà phách rưỡi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải đặc điểm của nhịp lấy đà?

A. Sẽ không đủ phách khi kết thúc nếu trong bản nhạc có ô nhịp lấy đà.

B. Hình thức của ô nhịp lấy đà sẽ đủ phách nếu thêm dấu miễn nhịp vào ô nhịp lấy đà.

C. Hình thức của ô nhịp lấy đà sẽ đủ phách nếu thêm dấu lặng vào ô nhịp lấy đà.

D. Nhịp lấy đà là nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đoạn hát thứ hai sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc nào?

A. Điệp ngữ.

B. Ẩn dụ.

C. Liệt kê.

D. Hoán dụ.

Câu 2: Thêm dấu nào vào ô nhịp lấy đà để đủ phách?

A. Dấu móc nối.

B. Dấu tăng nhịp.

C. Dấu nối.

D. Dấu lặng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay