Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 2 - Tiết 1 - Em yêu làn điệu dân ca

Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 - Tiết 1 - Em yêu làn điệu dân ca. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

TIẾT 1:

HÁT BÀI ĐI CẤY

NGHE BÀI DÂN CA HÁT CHÈO THUYỀN.

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TÌM NHỮNG CÂU THƠ LỤC BÁT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH LỜI CA CỦA BÀI DÂN CA HÁT CHÈO THUYỀN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1:Nói đến ví dặm, chúng ta nghĩ đến vùng nào sau đây?

A. Thanh Hóa

B. Phú Thọ

C. Nghệ An

D. Hà Nội.

Câu 2:Trong các bài hát sau, bài nào không phải là dân ca Nam Bộ?

A. Lý cây bông

B. Cây trúc xinh

C. Ru con

D. Dạ cổ hoài lang.

Câu 3:Bèo dạt mây trôi là dân ca của vùng nào?

A. Dân ca quan họ Bắc Ninh.

B. Dân ca Nam Bộ.

C. Dân ca Thanh – Nghệ Tĩnh.

D. Dân ca Tày.

Câu 4:Lý đĩa bánh bò là dân ca của vùng nào?

A. Dân ca Nam Bộ.

B. Dân ca Quảng Nam.

C. Dân ca Thái.

D. Dân ca Thanh – Nghệ Tĩnh.

Câu 5: Bài dân ca “Đi cấy” là bài dân ca vùng nào?

A. Dân ca Huế.

B. Dân ca Thanh Hóa.

C. Dân ca quan họ Bắc Ninh.

D. Dân ca Thanh – Nghệ Tĩnh.

Câu 6: Bài dân ca “Đi cấy” thể hiện sắc thái như thế nào?

A. Vui tươi, trong sáng.

B. Suy tư, sâu lắng.

C. Hoài niệm, trầm buồn.

D. Suy tư, trầm buồn.

Câu 7:Bài dân ca “Đi cấy” được viết ở nhịp

A. Nhịp 2/4.

B. Nhịp 2/3.

C. Nhịp 4/4.

D. Nhịp 6/8.

Câu 8: Bài dân ca “Hát chèo thuyền” là bài dân ca vùng nào?

A. Dân ca Thái.

B. Dân ca Nam Bộ.

C. Dân ca Nùng.

D. Dân ca Bắc Bộ.

Câu 9: Hình thức hát đối – đáp được dùng trong dân ca là?

A. Hỏi – trả lời.

B. Hò – đáp.

C. Xướng – Xô.

D. Tung – hứng.

Câu 10: Đâu không phải là tinh thần được thể hiện trong các bài dân ca?

A. Sầu não.

B. Lạc quan.

C. Yêu đời.

D. Yêu cuộc sống.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Bài dân ca “Đi cấy” nằm trong liên khúc dân ca nào?

A. Hương quê.

B. Miền Tây quê tôi.

C. Hát múa đội đèn.

D. Thương lắm mình ơi.

Câu 2: Bài dân ca “Đi cấy” có về chủ đề gì?

A. Học tập.

B. Lao động.

C. Tình yêu quê hương.

D. Tình cảm gia đình.

Câu 3: Bài dân ca “Đi cấy” thể hiện mong ước gì của nhân dân?

A. Mong ước con chữ sẽ đến với bản làng.

B. Mong ước một thế giới hòa bình, sạch bóng quân thù.

C. Mong ước thế hệ mai sau sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

D. Mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của người nông dân.

Câu 4: Trong bài dân ca “Hát chèo thuyền”, tinh thần lao động cần cù được thể hiện trong câu hát nào?

A. Chồng chài là vợ chài lưới.

B. Sông Ngô là Ngô bể Sở.

C. Khi nên là nên tay kiếm.

D. Không nên là nên ta cũng chẳng nhờ là nhờ cậy ai.

Câu 5: Câu thơ trong bài dân ca “Hát chèo thuyền” thuộc thể loại thơ nào?

A. Thơ 7 chữ.

B. Thơ 8 chữ.

C. Thơ lục bát.

D. Thơ song thất lục bát.

 

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là nốt có dấu luyến trong bài dân ca “Đi cấy”?

A. Đi.

B. Thắp.

C. Cơm.

D. Ngoài.

Câu 2: Đâu không phải là bài dân ca viết về nội dung lao động?

A. Đi cấy.

B. Bèo dạt mây trôi.

C. Kéo sợi.

D. Dệt vải.

Câu 3: Trong bài dân ca “Hát chèo thuyền”, tinh thần cần cù của người lao động được thể hiện qua câu hát nào?

A. Chồng chài là chài vợ lưới.

B. Sông Ngô là Ngô bể Sở.

C. Khi nên là nên tay kiếm.

D. Không nên là nên ta cũng chẳng nhờ là nhờ cậy ai.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Bài dân ca “Đi cấy” được lấy cảm hứng từ thể loại văn học nào?

A. Thơ lục bát.

B. Ca dao.

C. Cổ tích.

D. Truyện ngụ ngôn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay