Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều CĐ 5_Tiết 2
Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5_Tiết 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂNTIẾT 2
NGHE BÀI HÁT: MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ
NHẠC SĨ TRẦN HOÀN
ÔN TẬP: BÀI HÁT MÙA XUÂN
THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT
(21 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (09 CÂU)
Câu 1: Ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ do ai sáng tác nhạc?
A. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.
B. Nhạc sĩ Trần Tiến.
C. Nhạc sĩ Trần Hoàn.
D. Nhạc sĩ Hùng Lân.
Câu 2: Lời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ lấy từ đâu?
A. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.
B. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Xuân Diệu.
C. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Nguyễn Bính.
D. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Chế Lan Viên.
Câu 3: Ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ viết theo nhịp bao nhiêu?
A. Nhịp 2/4.
B. Nhịp 4/4.
C. Nhịp 4/8.
D. Nhịp 6/8.
Câu 4: Nhịp độ của bài hát Một mùa xuân nho nhỏ là gì?
A. Hơi chậm.
B. Hơi nhanh.
C. Vừa phải.
D. Nhanh.
Câu 5: Nhạc sĩ Trần Hoàn sinh năm bao nhiêu?
A. 1924.
B. 1925.
C. 1930.
D. 1928.
Câu 6: Nhạc sĩ Trần Hoàn mất năm nào?
A. 2003.
B. 2004.
C. 2005.
D. 2006.
Câu 7: Nhạc sĩ Trần Hoàn đã từng giữ chức vụ nào?
A. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
B. Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
C. Phó ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Nhạc sĩ Trần Hoàn được Nhà nước trao tặng giải thưởng gì vào năm 2000?
A. Nghệ sĩ Nhân dân.
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
C. Nghệ sĩ ưu tú.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Âm nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn có đặc điểm gì?
A. Đề tài phong phú.
B. Tính chất âm nhạc trữ tình, đằm thắm.
C. Đậm đà âm hưởng dân gian.
D. Tất cả các đáp án trên.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về giai điệu bài hát Một mùa xuân nho nhỏ?
A. Bài hát mang giai điệu rộn ràng, vui tươi.
B. Bài hát mang giai điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.
C. Bài hát mang giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
D. Bài hát mang giai điệu sôi động, náo nức.
Câu 2: Ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ thể hiện nội dung gì?
A. Cảnh sắc mùa xuân trong chiến tranh bị tàn phá bởi bom đạn; qua đó, tác giả bộc lộ ước muốn được đóng góp cho đất nước.
B. Cảnh sắc mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống; qua đó, tác giả bộc lộ ước muốn được đóng góp cho đời.
C. Cảnh sắc mùa xuân buồn bã, ủ rũ của đất nước đang chịu sự xâm lược; qua đó, tác giả bộc lộ ước muốn được đóng góp cho đời.
D. Cảnh sắc mùa xuân tràn đầy sức sống, mọi người nô nức đón một mùa Tết cổ truyền mới.
Câu 3: Ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ đem lại cảm xúc gì?
A. Bồi hồi, xao xuyến.
B. Vui mừng, nhớ thương.
C. Trầm buồn, xao xuyến.
D. Vui mừng, hạnh phúc.
Câu 4: Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?
A. Mỗi người hãy khiêm nhường đóng góp chút gì bé nhỏ cho cuộc đời.
B. Hãy hoà cùng mọi người, đừng ồn ào phô trương, chỉ biết có mình.
C. Hãy “làm con chim hót, làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến” trong bản hoà ca của cả tập thể.
D. Tất cả các đáp án trên.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Nhạc sĩ Trần Hoàn tên thật là gì?
A. Trần Hoàn.
B. Nguyễn Tăng Hích.
C. Thanh Hải.
D. Trần Tăng Hích.
Câu 2: Đâu là quê hương của nhạc sĩ Trần Hoàn?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Trị.
D. Quảng Nam.
Câu 3: Những bài hát nào dưới đây là do nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác?
A. Sơn nữ ca.
B. Khúc hát người Hà Nội.
C. Thăm bến Nhà Rồng.
D. Tất cả các bài hát trên.
Câu 4: Ca khúc Lời ru trên nương của nhạc sĩ Trần Hoàn là phỏng thơ của ai?
A. Nguyễn Khoa Điềm.
B. Thanh Hải.
C. Hàn Mặc Tử.
D. Nguyễn Bính.
Câu 5: Sắp xếp các câu hát sau để được đoạn lời chính xác trong bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
(1) Đất nước bốn ngàn năm vất vả và gian lao.
(2) Từng giọt long lanh rơi, tôi đưa tay hứng về.
(3) Mùa xuân người ra đồng, lộc trải dài nương lúa.
(4) Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc.
(5) Mùa xuân người cầm súng, lộc giắt đầy trên lưng.
(6) Đất nước như vì sao vững vàng phía trước.
(7) Ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trời.
A. (4) – (7) – (2) – (3) – (5) – (1) – (6).
B. (4) – (7) – (2) – (5) – (3) – (1) – (6).
C. (4) – (7) – (2) – (5) – (1) – (3) – (6).
D. (4) – (7) – (2) – (3) – (5) – (6) – (1).
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Lời bài hát Lời ru trên nương của nhạc sĩ Trần Hoàn phỏng theo lời thơ của bài thơ nào của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
A. Đàn t’rưng.
B. Đàn đá.
C. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
D. Cồng chiêng.
Câu 2: Câu hát “Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi/ Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế” nằm trong bài hát nào của nhạc sĩ Trần Hoàn?
A. Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh.
B. Lời người ra đi.
C. Thăm bến Nhà Rồng.
D. Lời Bác dặn trước lúc đi xa.