Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều CĐ 7_Tiết 1
Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7_Tiết 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: CỘI NGUỒNTIẾT 1
HỌC BÀI HÁT: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!
NGHE BÀI HÁT: ĐẤT NƯỚC LỜI RU
(29 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! do ai sáng tác?
A. Phong Nhã.
B. Phạm Tuyên.
C. Trịnh Công Sơn.
D. Trần Tiến.
Câu 2: Nội dung bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! là gì?
A. Bài hát nêu cao tinh thần dân tộc Việt Nam.
B. Bài hát nêu cao những truyền thống văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam.
C. Bài hát nêu cao tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
D. Bài hát nêu cao tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong thời kì cách mạng.
Câu 3: Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! có cấu trúc gồm mấy phần?
A. 5 phần.
B. 2 phần.
C. 3 phần.
D. 4 phần.
Câu 4: Đoạn mở đầu của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gọi là gì?
A. Mở đầu.
B. Dạo nhạc.
C. Mở bài.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Đoạn 1 của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! là đoạn nào?
A. Từ Xưa mẹ Âu Cơ… đến …con một nhà!.
B. Từ Xưa mẹ Âu Cơ… đến Nổi trống lên!.
C. Từ Xưa mẹ Âu Cơ… đến Như trống đồng năm xưa.
D. Từ Xưa mẹ Âu Cơ… đến …nhịp trống ngân vang.
Câu 6: Đoạn 2 của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! là đoạn nào?
A. Từ Nổi trống lên!… đến …điệu múa đong đưa!.
B. Từ Nổi trống lên!… đến …nhịp trống ngân vang!.
C. Từ Nổi trống lên!… đến …của mẹ Việt Nam!.
D. Từ Xưa mẹ Âu Cơ… đến hết.
Câu 7: Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! được viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 2/2.
B. Nhịp 3/4.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 2/4.
Câu 8: Nhịp độ của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! là gì?
A. Hơi chậm.
B. Hơi nhanh.
C. Nhanh.
D. Rất nhanh.
Câu 9: Bài hát Đất nước lời ru là của ai?
A. Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
B. Nhạc sĩ Văn Cao
C. Nhạc sĩ Văn Thành Nho.
D. Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.
Câu 10: Bài hát Đất nước lời ru viết theo nhịp bao nhiêu?
A. Nhịp 2/4.
B. Nhịp 3/4.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 2/2.
II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!?
A. Bài hát nêu cao tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức chung lòng bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
B. Bài hát nêu cao tinh thần dân tộc Việt Nam trong thời chiến, tất cả cùng chung sức đồng lòng bảo vệ nền độc lập dân tộc.
C. Bài hát nêu cao những truyền thống văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức đồng lòng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
D. Bài hát nêu cao tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong thời kì cách mạng, từ đó để tất cả con người Việt Nam thêm yêu và tự hào về đất nước.
Câu 2: Đoạn dạo nhạc của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm mấy nhịp?
A. 2 nhịp.
B. 3 nhịp.
C. 4 nhịp.
D. 1 nhịp.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Đoạn hai bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm 12 nhịp.
B. Đoạn hai bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm 16 nhịp.
C. Đoạn hai bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm 10 nhịp.
D. Đoạn hai bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm 14 nhịp.
Câu 4: Phần kết bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm mấy nhịp?
A. 1 nhịp.
B. 2 nhịp.
C. 5 nhịp.
D. 4 nhịp.
Câu 5: Lần 2 phần kết bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! gồm mấy nhịp?
A. 1 nhịp.
B. 2 nhịp.
C. 3 nhịp.
D. 4 nhịp.
Câu 6: Nhịp độ bài hát Đất nước lời ru là gì?
A. Chậm.
B. Rất chậm.
C. Hơi chậm.
D. Nhanh.
Câu 7: Âm điệu bài hát Đất nước lời ru có đặc điểm gì?
A. Âm điệu hào hùng, đậm đà âm hưởng dân gian
B. Âm điệu sâu lắng, đậm đà âm hưởng dân gian.
C. Âm điệu trầm buồn, đậm đà âm hưởng dân gian.
D. Âm điệu vui nhộn, đậm đà âm hưởng dân gian.
Câu 8: Nội dung bài hát Đất nước lời ru nói về điều gì?
A. Ca ngợi tình mẫu tử thuần túy mà lớn lao.
B. Hướng đến biểu tượng của Tổ quốc thiêng liêng là Người mẹ dân tộc, Người mẹ cội nguồn, Người mẹ đất nước.
C. Đất nước là cội nguồn, là máu thịt, là những gì thiêng liêng nhất đối với mỗi người con Việt Nam.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (09 CÂU)
Câu 1: Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm bao nhiêu?
A. 1935.
B. 1937.
C. 1930.
D. 1940.
Câu 2: Quê hương của nhạc sĩ Phạm Tuyên là ở đâu?
A. Tỉnh Hải Dương.
B. Tỉnh Thái Bình.
C. Tỉnh Nam Định.
D. Tỉnh Ninh Bình.
Câu 3: Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng giữ chức vụ gì trong Hội Âm nhạc Việt Nam?
A. Phó Chủ tịch.
B. Chủ tịch.
C. Ủy viên.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Ca khúc nào sau đây không phải của nhạc sĩ Phạm Tuyên?
A. Như có Bác trong ngày đại thắng.
B. Chiếc đèn ông sao.
C. Tiến lên Đoàn viên.
D. Ngày đầu tiên đi học.
Câu 5: Nhạc sĩ Văn Thành Nho sinh năm bao nhiêu?
A. 1945.
B. 1948.
C. 1949.
D. 1954.
Câu 6: Quê hương của nhạc sĩ Văn Thành Nho là ở đâu?
A. Tỉnh Nam Định.
B. Tỉnh Thái Bình.
C. Tỉnh Hải Dương.
D. Tỉnh Ninh Bình.
Câu 7: Nhạc sĩ Văn Thành Nho từng giữ chức vụ gì ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Phó khoa Âm nhạc
B. Trưởng khoa Âm nhạc.
C. Giảng viên khoa Âm nhạc.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 8: Phần lớn các ca khúc của nhạc sĩ Văn Thành Nho là viết về gì?
A. Tổ quốc.
B. Người lính.
C. Tình yêu quê hương.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Sắp xếp các câu hát sau để được đoạn lời chính xác trong bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!.
(1) Như trống đồng năm xưa.
(2) Trong tình thương bao la của mẹ Việt Nam!
(3) Nổi trống lên!.
(4) Hòa tiếng ca theo nhịp trống ngân vang.
(5) Cùng vỗ tay trong điệu múa đong đưa.
A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5).
B. (1) – (3) – (4) – (2) – (5).
C. (3) – (1) – (5) – (4) – (2).
D. (2) – (4) – (3) – (1) – (5).
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài hát nào dưới đây không cùng chủ đề với 3 ca khúc còn lại?
A. Xin chào Việt Nam.
B. Em về tinh khôi.
C. Việt Nam quê hương tôi.
D. Tôi yêu.
Câu 2: Ca khúc nào dưới đây không phải do nhạc sĩ Văn Thành Nho sáng tác?
A. Em trong mắt tôi.
B. Bình minh sông Đà.
C. Tình người Hà Nội.
D. Bài ca người lính.