Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều CĐ 7_Tiết 2

Âm nhạc 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7_Tiết 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 6: CỘI NGUỒN

TIẾT 2

ÔN TẬP BÀI HÁT: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!

THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT

MỘT SỐ KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VỀ NHỊP ĐỘ, SẮC THÁI CƯỜNG ĐỘ

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT VỚI NHỮNG NHỊP ĐỘ KHÁC NHAU

(27 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!?

A. Bài hát nêu cao tinh thần dân tộc Việt Nam trong thời chiến, tất cả cùng chung sức đồng lòng bảo vệ nền độc lập dân tộc.

B. Bài hát nêu cao những truyền thống văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức đồng lòng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

C. Bài hát nêu cao tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức chung lòng bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

D. Bài hát nêu cao tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong thời kì cách mạng, từ đó để tất cả con người Việt Nam thêm yêu và tự hào về đất nước.

 

Câu 2: Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! có cấu trúc gồm mấy phần?

A. 5 phần.

B. 2 phần.

C. 3 phần.

D. 4 phần.

 

Câu 3: Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! được viết theo nhịp nào?

A. Nhịp 2/2.

B. Nhịp 2/4.

C. Nhịp 4/4.

D. Nhịp 3/4.

 

Câu 4: Thuật ngữ về nhịp độ chỉ cái gì?

A. Độ to, nhỏ của âm nhanh.

B. Độ nhanh, chậm của âm thanh.

C. Độ cao, thấp của âm thanh.

D. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh.

 

Câu 5: Thuật ngữ về cường độ chỉ cái gì?

A. Độ cao, thấp của âm thanh.

B. Độ to, nhỏ của âm thanh.

C. Độ nhanh, chậm của âm thanh.

D. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh.

 

Câu 6: Thuật ngữ về nhịp độ thường được ghi ở đâu?

A. Đầu bản nhạc, phía trên khuông nhạc.

B. Đầu bản nhạc, phía dưới khuông nhạc.

C. Cuối bản nhạc, phía trên khuông nhạc.

D. Cuối bản nhạc, phía dưới khuông nhạc.

 

Câu 7: Thuật ngữ về cường độ thường được ghi ở đâu?

A. Phía trên khuông nhạc.

B. Phía bên trái khuông nhạc.

C. Phía dưới khuông nhạc.

D. Ghi ở đâu cũng được.

 

Câu 8: Adagio chỉ nhịp độ nào?

A. Rất chậm.

B. Chậm.

C. Hơi chậm.

D. Vừa phải.

 

Câu 9: Allegretto chỉ nhịp độ nào?

A. Rất chậm.

B. Nhanh.

C. Hơi chậm.

D. Hơi nhanh.

 

Câu 10: Đâu là thuật ngữ mang ý nghĩa “trở lại nhịp độ cũ”?

A. A tempo.

B. Allegro.

C. Andante.

D. Andantino.

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp chính xác nhịp độ từ chậm đến nhanh?

A. Lento, Andante, Moderato, Andantino, Allegretto.

B. Lento, Andante, Moderato, Allegro, Allegretto.

C. Lento, Andante, Moderato, Allegretto, Vivace.

D. Lento, Andante, Moderato, Presto, Vivace.

 

Câu 2: Andantino là chỉ nhịp độ như thế nào?

A. Hơi chậm.

B. Thong thả.

C. Vừa phải.

D. Nhanh, nhộn nhịp.

 

Câu 4: Đâu là nhịp độ nhanh nhất?

A. Allegro moderato.

B. Allegro.

C. Moderato.

D. Allegretto.

 

Câu 5: Dòng nào dưới đây có thứ tự chính xác của nhịp độ?

A. Andantino < Allegretto < Moderato.

B. Allegretto < Moderato < Andantino.

C. Allegretto < Andantino < Moderato.

D. Andantino < Moderato < Allegretto.

 

Câu 6: Kí hiệu “p” chỉ cái gì và có ý nghĩa gì?

A. Chỉ piano, ý  nghĩa: to, mạnh.

B. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, nhẹ.

C. Chỉ piano, ý nghĩa: nhỏ, vang.

D. Chỉ piano, ý nghĩa: to, vang.

 

Câu 7: Kí hiệu “ff” có ý nghĩa gì?

A. Rất mạnh, rất to.

B. Mạnh, to.

C. Hơi mạnh, hơi to.

D. Nhẹ, nhỏ.

 

Câu 8: Thuật ngữ nào sau đây mang ý nghĩa “hơi mạnh, hơi to”?

A. Mezzo piano.

B. Forte.

C. Mezzo forte.

D. Pianissimo.

 

Câu 9: Kí hiệu nào dưới đây mang ý nghĩa “to dần, mạnh dần”?

A. A picture containing text

Description automatically generated

B. A picture containing graphical user interface

Description automatically generated

C.

D.

 

Câu 10: Thuật ngữ nào mang ý nghĩa “nhẹ dần, nhỏ dần”?

A. Diminuendo.

B. Decrescendo.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

 

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! có nhịp độ là gì?

A. Adagio.

B. Allegretto.

C. Allegro.

D. Moderato.

 

Câu 2: Đâu là kí hiệu của thuật ngữ “mezzo piano”?

A. A picture containing text

Description automatically generated

B.

C.

D.

 

Câu 3: Kí hiệu nào dưới đây chỉ thuật ngữ “pianissimo”?

A.

B. A picture containing text

Description automatically generated

C.

D. A picture containing text

Description automatically generated

 

Câu 4: Dòng nào dưới đây chứa các kí hiệu có thứ tự sắp xếp chính xác từ nhẹ đến mạnh của âm thanh?

A. p, pp, mf, ff.

B. p, mp, pp, f.

C. pp, p, mf, ff.

D. pp, mf, f, ff.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Bài hát Đất nước lời ru có nhịp độ thế nào?

A. Nhanh.

B. Chậm vừa.

C. Chậm.

D. Vừa phải.

 

Câu 2: Có mấy dấu quay lại trong bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!?

A. 4 dấu.

B. 3 dấu.

C. 5 dấu.

D. 2 dấu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay