Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 1: học bài hát: khai trường

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 1: học bài hát: khai trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

TIẾT 1: HỌC BÀI HÁT: KHAI TRƯỜNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bài hát “Khai trường” có giai điệu như thế nào?

A. tươi vui, rộn ràng

B. nhẹ nhàng, trầm lắng

C. sôi động

D. Cả A, B, C

Câu 2: Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ nào?

A. Bùi Anh Tú

B. Trịnh Công Sơn

C. Trần tiến

D. Quỳnh Hợp (Lời: Dương Xuân Linh)

Câu 3: Nội dung bài hát Khai trường nói về điều gì?

A. Tình cảm của con đối với mẹ

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Niềm hân hoan, náo nức của các bạn học sinh trong những ngày đầu tưu

D. Mong ước cuộc sống hòa bình, đầy tình thân ái

Câu 4: Bài hát Khai trường gồm

A. 2 đoạn

B. 2 điệp khúc

C. 4 đoạn

D. 5 đoạn

Câu 5: Đoạn 1 của bài hát Khai trường bắt đầu từ

A. “Hồi trống điểm khai trường” đến “như đi xa về nhà”

B. “Khăn đỏ tung trong gió” đến “tạm xa nhé hè ơi”

C. “Hồi trống điểm khai trường” đến “tạm xa nhé hè ơi”

D. “Khăn đỏ tung trong gió” đến “như đi xa về nhà”

Câu 6: Đoạn 2 của bài hát Khai trường bắt đầu từ

A. “Hồi trống điểm khai trường” đến “như đi xa về nhà”

B. “Khăn đỏ tung trong gió” đến “tạm xa nhé hè ơi”

C. “Hồi trống điểm khai trường” đến “tạm xa nhé hè ơi”

D. “Khăn đỏ tung trong gió” đến “như đi xa về nhà”

Câu 7: Những hình ảnh ấn tượng được nhắc đến trong bài hát Khai trường là?

A. Từng tốp học sinh túm năm tụm ba trò chuyện bên ghế đá dưới những tán lá cây xanh mát.

B. Tíu tít nói chuyện cười vui, từng hồi trống trường cười vang lên giòn giã

C. Chiếc khăn đỏ tung bay trên ngực áo, những trang vở còn mùi giấy mới.

D. Tất cả các phương án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung của bài hát Khai trường?

A. Nội dung bài hát Khai trường nói về tình cảm của con đối với mẹ

B. Nội dung bài hát Khai trường nói về tình yêu quê hương đất nước

C. Nội dung bài hát Khai trường nói về niềm hân hoan, náo nức của các bạn học sinh trong những ngày đầu tưu

D. Nội dung bài hát Khai trường nói về mong ước cuộc sống hòa bình, đầy tình thân ái

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về những hình ảnh có trong bài hát Khai trường?

A. Tốp học sinh tụm năm tụm ba trò chuyện bên ghế đá dưới những tán lá cây xanh mát, tíu tít nói chuyện cười vui

B. Từng hồi trống trường cười vang lên giòn giã

C. Chiếc khăn đỏ tung bay trên ngực áo

D. Cả A, B, C

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng về giai điệu của bài hát Khai trường?

A. Bài hát “Khai trường” có giai điệu tươi vui, rộn ràng

B. Bài hát “Khai trường” có giai điệu nhẹ nhàng, trầm lắng

C. Bài hát “Khai trường” có giai điệu sôi động

D. Cả A, B, C

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Bùi Anh Tú

B. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

C. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến

D. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Quỳnh Hợp (Lời Dương Xuân Linh)

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đoạn 1 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Hồi trống điểm khai trường” đến “như đi xa về nhà”

B. Đoạn 1 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Khăn đỏ tung trong gió” đến “tạm xa nhé hè ơi”

C. Đoạn 1 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Hồi trống điểm khai trường” đến “tạm xa nhé hè ơi”

D. Đoạn 1 của bài hát Khai trường bắt đầu từ“Khăn đỏ tung trong gió” đến “như đi xa về nhà”

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đoạn 2 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Hồi trống điểm khai trường” đến “như đi xa về nhà”

B. Đoạn 2 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Khăn đỏ tung trong gió” đến “tạm xa nhé hè ơi”

C. Đoạn 2 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Hồi trống điểm khai trường” đến “tạm xa nhé hè ơi”

D. Đoạn 2 của bài hát Khai trường bắt đầu từ “Khăn đỏ tung trong gió” đến “như đi xa về nhà”

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Nhạc sĩ Quỳnh Hợp sinh năm bao nhiêu?

A. 1959

B. 1960

C. 1974

D. 1970

Câu 2: Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã phát hành bao nhiêu album cho tới thời điểm hiện tại?

A. hơn 20

B. hơn 30

C. hơn 50

D. hơn 60

Câu 3: Quê của các tác giả Quỳnh Hợp ở đâu?

A. Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Hà Nội

D. Hà Tây

Câu 4: Tác giả Quỳnh Hợp bút danh là

A.  Hà Nhật Quỳnh – Nhật Hà

B. Nhật  Quỳnh

C. Hà Quỳnh

D. Quỳnh Hà

Câu 5: Các chủ đề thường được nhạc sĩ Quỳnh Hợp tập trung sáng tác là?

A. ca khúc thiếu nhi, ca khúc tuổi hồng

B. ca khúc viết về người lính

C. truyền thống cách mạng, biển đảo,…

D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Một số album tiêu biểu của nhạc sĩ Quỳnh Hợp như

A. A! Tết đến rồi

B. Hè về vui sao

C. Xí…muội ơi, Nơi ta viết tình ca

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7: Các ca khúc phổ biến của nhạc sĩ Quỳnh Hợp là

A. Lính đảo đợi mưa

B. Khai trường

C. Tổ quốc nhìn từ biển

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Những chỗ có đảo phách trong bài hát “Khai trường” là?

A. trống điểm khai trường, mới bè bạn cũ

B. khăn đỏ, áo trắng, sân trường

C. ấp ủ, tíu tít

D. qua, nhà, đỏ, gió, trắng, trong, viết

Câu 2: Những tiếng có dấu luyến trong bài hát “Khai trường” là?

A. trống điểm khai trường, mới bè bạn cũ

B. khăn đỏ, áo trắng, sân trường

C. ấp ủ, tíu tít

D. qua, nhà, đỏ, gió, trắng, trong, viết

Câu 3: Những tiếng có dấu nối trong bài hát “Khai trường” là?

A. trống điểm khai trường, mới bè bạn cũ

B. khăn đỏ, áo trắng, sân trường

C. ấp ủ, tíu tít

D. qua, nhà, đỏ, gió, trắng, trong, viết

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay