Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 15: đọc nhạc: bài đọc nhạc số 3 Nhạc cụ: recorder hoặc kèn phím

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 15: đọc nhạc: bài đọc nhạc số 3 Nhạc cụ: recorder hoặc kèn phím . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

TIẾT 15: ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3

NHẠC CỤ: RECORDER HOẶC KÈN PHÍM

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Bài đọc nhạc số 3 được viết ở nhịp

A. 4/4

B. 3/4

C. 2/4

D. 1/4

Câu 2: Tên bài hát Inh lả, Noọng là chỉ gì?

A. các cô gái trẻ

B. các thành niên trong bản

C. những đứa trẻ trong bản

D. cụ già trong bản

Câu 3: Cách thực hành bấm nốt Mi1 trên Sáo Recorder là?

A. Tay trái các ngón tay bấm kín từ lỗi 0 đến lỗ 3

B. Tay phải ngón trỏ bấm lỗi 4, ngón giữa bấm lỗ 5

C. Thực hiện đồng thời tay trái các ngón tay bấm kín từ lỗi 0 đến lỗ 3 và tay phải ngón trỏ bấm lỗi 4, ngón giữa bấm lỗ 5

D. Thực hiện đồng thời tay trái các ngón tay bấm kín từ lỗi 3 đến lỗ 5 và tay phải ngón trỏ bấm lỗi 2, ngón giữa bấm lỗ 4

Câu 4: Recorder có cấu tạo gồm mấy bộ phận?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 5: Sáo được giữ trên miệng như thế nào?

A. Đặt phần cong nhỏ của miệng sáo lên môi, không đưa sâu vào khoang miệng.

B. Dùng phần đầu ngón tay bịt kín các lỗ bấm.

C. Hít vào – thở ra nhẹ nhàng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Cấu tạo của kèn phím gồm mấy bộ phận?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5

Câu 7: Cấu tạo của kèn phím gồm có

A. Phần đầu, phần giữa, phần đuôi.

B. Bàn phím, ống thổi.

C. Bàn phím, dây nối, ống thổi.

D. Dây nối, ống thở.

Câu 8: Nốt La trong Recorder dùng ngón bấm

A. 01.

B. 012.

C. 0123.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Cách bấm Recorder như thế nào?

A. Có thể đứng hoặc ngồi, thả lỏng vai và cánh tay khi thổi sáo.

B. Hít vào, thở ra nhẹ nhàng.

C. Dùng phần đầu ngón tay bịt kín các lỗ bấm.

D. Đặt phần cong nhỏ của miệng sáo lên tay

Câu 10: Khi sử dụng recorder và kèn phím cần

A. Bảo quản trước khi sử dụng.

B. Vệ sinh sau khi sử dụng.

C. Bảo quản sau khi sử dụng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng sáo Recorder?

A. Cấu tạo miệng thổi là nằm dọc theo cây sáo.

B. Phải là người có kĩ thuật và chuyên môn cao mới có thể thổi sáo Recorder

C. Khi thổi ta chỉ cần ngậm vào thổi nhẹ là phát ra tiếng kêu, kể cả người chưa thổi sáo bao giờ hay trẻ em rất nhỏ cũng sử dụng được.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Sáo Recorder với cấu tạo các lỗ bấm đủ 3 quãng với các nốt thăng giáng đầy đủ nhưng chỉ có thể chơi một số bài hát thể loại nhạc dân ca

B. Sáo Recorder với cấu tạo các lỗ bấm đủ 3 quãng với các nốt thăng giáng đầy đủ nên có thể chơi mọi bài hát.

C. Âm thanh của sáo dọc vang và da diết như các loại sáo khác.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Vật liệu làm sáo đó là nhựa, gỗ và kim loại

B. Sáo Recorder bằng gỗ sẽ có giá thành đắt hơn so với sáo Recorder

C. Loại sáo phổ biến nhất được làm từ nhựa

D. Sáo Recorder bằng gỗ có âm sắc đặc biệt phong phú mà ở sáo Recorder bằng nhựa thường không có.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Sáo Recorder là một loại nhạc cụ cơ học không phải điện tử

B. Sáo recorder bằng gỗ sẽ đòi hỏi yêu cầu bảo quản cao hơn.

C. Các loại gỗ mềm hơn tạo ra âm thanh nhỏ hơn, các loại gỗ cứng hơn tạo ra âm thanh rõ hơn.

D. Các loại gỗ mềm hơn tạo ra âm thanh lớn hơn, các loại gỗ cứng hơn tạo ra âm thanh nhỏ hơn.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ chế hoạt động của kèn phím?

A. Khi không khí được thổi vào bên trong ống kèn, cột không khí này sẽ tiến hành tạo ra các rung động tại thành kèn.

B. Phong cách bán cổ điển là phong cách thập nhiên 90

C. Cơ chế hoạt động của chiếc kèn phím là khi đưa hơi qua ống ngậm với một lỗ ở bên cạnh chiếc kèn, khi bấm phím, không khí sẽ lưu thông qua cây sậy cho phép tạo nên âm thanh

D. Khi ta ấn phím đàn xuống, phía cuối của đòn bẩy sẽ đẩy trục đứng lên trên, làm cho đầu búa gõ vào dây đàn. Cùng lúc đó phím chặn âm được nâng lên khỏi dây đàn khiến chúng rung tự do tạo ra âm thanh.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Bài hát “Inh lả ơi” là một bài hát dân ca dân tộc nào sau đây?

A. Thái

B. Dao

C. Tày

D. Nùng

Câu 2: Bài hát “Inh lả ơi” được tạo thành bởi những nốt nhạc nào sau đây?

A. Son

B. La

C. Đô và Rê

D. Cả A, B, C

Câu 3: “Inh lả ơi, sao noọng ơi, khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời, mùa xuân đến ngàn hoa hé cười” là một câu hát trong bài hát nào dưới đây?

A. Inh lả ơi

B. Sao noọng ơi

C. Cô gái Tây Bắc

D. Rừng núi Tây Bắc

Câu 4: Các làn điệu dân ca của đồng bào miền núi phía Bắc nước ta thường

A. Lời ca mộc mạc, giản dị

B. Có giai điệu trong sáng, vui tươi

C. Gắn với những hình ảnh gần gũi của núi rừng và đời sống sinh hoạt, lao động trên nương rẫy

D. Cả A, B, C

Câu 5: Một số bài dân ca phổ biến của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc nước ta là

A. Xòe hoa – dân ca Thái

B. Mưa rơi – dân ca Khơ - mù

C. Gà gáy – dân ca Cống Khao

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Sáo dọc Recorder được hình thành và phát triển dựa trên một loại sáo cổ có tên

A. Quena

B. Queen

C. Keen

D. Quane

Câu 2: Có 4 loại sáo Recorder phổ biến nhất là

A. Giai điệu đẹp đẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng của điệu vasle.

B. Flamenco, jazz, rock, acoustic

C. Soprano, Alto, Tenor và Bass

D. Soprano, Concert, Tenor, Baritone

Câu 3: Sắp xếp các câu sau đây để hoàn thành lời bài hát “ Lí kéo chài”

(1) Lưới cùng ta vang hát câu ca (Hò ơ)

(2) Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá

(3) Biển khơi thân thiết với ta (Khoan hỡi khoan hò)

(4) Ơ hò ơ hò là hò hò ơ

(5) Gió to (mà) mưa lớn (Khoan hỡi khoan hò) băng qua sóng trào

A. (1) – (2) – (3) – (5) – (4)

B. (2) – (1) – (3) – (4) – (5)

C. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)

D. (2) – (3) – (1) – (5) – (4)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay