Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 4: vận dụng – sáng tạo

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 4: vận dụng – sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 4: vận dụng – sáng tạo
Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 4: vận dụng – sáng tạo
Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 4: vận dụng – sáng tạo
Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 4: vận dụng – sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

TIẾT 4: VẬN DỤNG – SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bài hát “Khai trường” được viết ở nhịp mấy?

A. 2/4

B. 3/4

C. 4/4

D. 2/2

Câu 2: Câu nhạc có sử dụng nhịp lấy đà là

Câu 3: Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường

A. kết thúc bằng một ô nhịp đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà

B. kết thúc bằng một ô nhịp lấy đà

C. kết thúc bằng một ô nhịp không đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà

D. Cả A, B, C

Câu 4: Ô nhịp đầu tiên trong Bài đọc nhạc số 1 là phách thứ mấy trong nhịp 4/4

A. Phách 1

B. Phách 2

C. Phách 3

D. Phách 4

Câu 5: Nhịp 4/4 là gì?

A. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt trắng. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

B. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ 2 là phách mạnh, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

C. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

D. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt trắng. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

Câu 6: Nhịp lấy đà được đặt ở đâu?

A. Giữa bản nhạc            

B. Đầu bản nhạc

C. Cuối bản nhạc

D. Đoạn điệp khúc

Câu 7: Điền vào chỗ trống “Thông thường, các ô nhịp trong một bản nhạc đều phải có đủ số phách theo qui định của số chỉ nhịp. Tuy nhiên, riêng .... có thể đủ hoặc thiếu phách.”

A. ô nhịp mở đầu

B. ô nhịp kết thúc

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài tâp đọc nhạc số 1 có hình nốt đen, nốt trắng

B. Nhịp lấy đà được đạt ở đầu bản nhạc

C. Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Bùi Anh Tú

B. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Quỳnh Hợp (Lời Dương Xuân Linh)

C. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

D. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

B. Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường kết thúc bằng một ô nhịp không đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà

C. Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường kết thúc bằng một ô nhịp lấy đà

D. Cả A, B, C

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung của bài hát Khai trường?

A. Nội dung bài hát Khai trường nói về tình cảm của con đối với mẹ

B. Nội dung bài hát Khai trường nói về tình yêu quê hương đất nước

C. Nội dung bài hát Khai trường nói về niềm hân hoan, náo nức của các bạn học sinh trong những ngày đầu tưu

D. Nội dung bài hát Khai trường nói về mong ước cuộc sống hòa bình, đầy tình thân ái

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng về những hình ảnh có trong bài hát Khai trường?

A. Tốp học sinh tụm năm tụm ba trò chuyện bên ghế đá dưới những tán lá cây xanh mát, tíu tít nói chuyện cười vui

B. Từng hồi trống trường cười vang lên giòn giã

C. Chiếc khăn đỏ tung bay trên ngực áo

D. Cả A, B, C

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng về giai điệu của bài hát Khai trường?

A. Bài hát “Khai trường” có giai điệu tươi vui, rộn ràng

B. Bài hát “Khai trường” có giai điệu nhẹ nhàng, trầm lắng

C. Bài hát “Khai trường” có giai điệu sôi động

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (6 câu)

 Câu 1: Các bài hát viết về chủ đề Ngày khai trường là

A. Chào Năm Học Mới

B. Ngày Đầu Tiên Đi Học

C. Đi Học

D. Cả A, B, C

Câu 2: Em hãy cho biết nhịp lấy đà không có trong bài hát nào ?

 A. Mái trường mến yêu            

 B. Lý cây đa

 C. Tiếng chuông và ngọn cờ

 D. Hành khúc tới trường   

Câu 3: Câu hát “ Sân trường vàng hoa nắng” có trong bài hát nào sau đây?

 A. Em là bông hồng nhỏ

 B. Tuổi đời mênh mông

 C. Khai trường

 D. Mái trường mến yêu

Câu 4: Em hãy điền từ còn thiếu để điền vào câu hát sau “Râm ran...Gặp thầy cô gặp bạn. Như đi xa về ....”

A. tiếng cười vui/nhà

B. tiếng hò reo/trường

C. tiếng nói/ trường

D. tiếng cười/ trường

Câu 5: Bài đọc nhạc dưới đây viết ở nhịp gì?

A. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 2/4

B. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 4/4.

C. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 3/4

D. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 5/6

D. Cả A, B, C

Câu 6: Bài hát nào dưới đây có nhịp lấy đà?

A. Đất nước tươi đẹp sao

B. Em là bông hồng nhỏ

C. Bài học đầu tiên

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Sắp xếp các câu sau để hoàn chỉnh đoạn nhạc trong bài hát Khai trường

(1) Lớp mới bè bạn cũ

(2) Hồi trống điểm khai trường

(3) Kỉ niệm còn ấp ủ

(4) Cả sân trường tíu tít

(5) Ba tháng hè trôi qua

A. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)

B. (1) – (2) – (3) – (5) – (4)

C. (2) – (3) – (1) – (5) – (4)

D. (2) – (1) – (3) – (4) – (5)

Câu 2: Sắp xếp các câu sau để hoàn chỉnh đoạn 2 trong bài hát Khai trường

(1) Bút mực nguyên chưa viết

(2) Khăn đỏ tung trong gió

(3) Áo trắng hồn trắng trong

(4) Sân trường vàng hoa nắng

(5) Vở mới thơm sắc hồng

A. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)

B. (1) – (2) – (3) – (5) – (4)

C. (2) – (3) – (1) – (5) – (4)

D. (2) – (1) – (3) – (4) – (5)

Câu 3: Một số bài hát có nhịp lấy đà mà em đã học là

A. Đi cấy

B. Hát chèo thuyền

C. Bài học đầu tiên

D. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Em hãy quan sát và kể tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài đọc nhạc?

A. Nốt nhạc là Son, Mi, Rê; Hình nốt là nốt đen, nốt trắng, dấu chấm đôi

B. Nốt nhạc là Rê, Mí, Rế; Hình nốt là nốt đen, nốt trắng, dấu lặng đen

C. Nốt nhạc là Son, Mi, Rê, Mí, Rế; Hình nốt là nốt đen, nốt trắng, dấu lặng đen, dấu chấm đôi

D. Nốt nhạc là Son, Mi, Rê, Mí, Rế; Hình nốt là nốt đen, dấu lặng đen, dấu chấm đôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay