Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 11: lí thuyết âm nhạc: dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi
Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 11: lí thuyết âm nhạc: dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
TIẾT 11: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: DẤU NHẮC LẠI, DẤU QUAY LẠI, KHUNG THAY ĐỔI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Các kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát “Nhớ ơn thầy cô” là gì?
A. Khuông nhạc
B. Dòng kẻ phụ, vạch nhịp
C. Khóa FA
D. Cả A, B, C
Câu 2: Nhịp lấy đà là gì?
A. Ô nhịp cuối cùng trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.
B. Ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.
C. Ô nhịp đoạn điệp khúc trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.
D. Ô nhịp trước khi vào điệp khúc trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.
Câu 3: Nhịp 4/4 là gì?
A. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt trắng. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ
B. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ 2 là phách mạnh, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ
C. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ
D. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt trắng. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ
Câu 4: Nhịp lấy đà được đặt ở đâu?
A. Giữa bản nhạc
B. Đầu bản nhạc
C. Cuối bản nhạc
D. Đoạn điệp khúc
Câu 5: Dấu nhắc lại là gì?
A. Kí hiệu để đánh dấu câu nhạc hoặc đoạn nhạc cần nhắc lại
B. Kí hiệu để nhắc lại cả một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc
C. Kí hiệu để nhắc lại chính nốt đó trong đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc
D. Đáp án khác
Câu 6: Khung thay đổi được dùng khi nào?
A. Khi sử dụng dấu quay lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối người dùng khung thay đổi.
B. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp đầu tiên người dùng khung thay đổi.
C. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối người dùng khung thay đổi.
D. Khi sử dụng dấu quay lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp đầu tiên người dùng khung thay đổi.
Câu 7: Ô nhịp đầu tiên trong Bài đọc nhạc sô 1 là phách thứ mấy trong nhịp 4/4
A. Phách 1
B. Phách 2
C. Phách 3
D. Phách 4
Câu 8: Bài đọc số 2 được viết ở nhịp?
A. 4/4
B. 3/4
C. 2/4
D. 1/4
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Sự khác nhau giữa dấu nhắc lại và dấu quay lại là gì?
A. Dấu nhắc lại là nhắc lại câu nhạc hoặc đoạn còn dấu quay lại là nhắc lại cả đoạn dài hoặc cả bản nhạc.
B. Dấu nhắc lại là nhắc lại cả đoạn dài hoặc cả bản nhạc còn dấu quay lại là nhắc lại câu nhạc hoặc đoạn
C. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối người dùng khung thay đổi
D. Cả A, B, C
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về khung thay đổi?
A. Khi sử dụng dấu quay lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối người dùng khung thay đổi.
B. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp đầu tiên người dùng khung thay đổi.
C. Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối người dùng khung thay đổi.
D. Khi sử dụng dấu quay lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp đầu tiên người dùng khung thay đổi.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng về khung thay đổi?
A. Khi sử dụng dấu quay lại, ở lần 2 nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối người dùng khung thay đổi.
B. Lần 1 đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau. Lần 2 trình diễn bình thường.
C. Lần 1 trình diễn bình thường; Lần 2 đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau.
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát “Nhớ ơn thầy cô” là khuông nhạc
B. Các kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát “Nhớ ơn thầy cô” là dòng kẻ phụ, vạch nhịp
C. Các kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát “Nhớ ơn thầy cô” là khóa FA
D. Cả A, B, C
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhịp lấy đà được đặt ở giữa bản nhạc
B. Nhịp lấy đà được đặt ở đầu bản nhạc
C. Nhịp lấy đà được đặt ở cuối bản nhạc
D. Nhịp lấy đà được đặt ở đoạn điệp khúc
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Câu hát dưới đây thuộc đoạn nào của bài hát Nhớ ơn thầy cô?
“...Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người. Nâng con bay khắp phương trời...”
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2 lời 1
C. Đoạn 2 lời 2
D. Đoạn 1 lời 2
Câu 2: Bài hát “Nhớ ơn thầy cô” có tính chất âm nhạc như thế nào?
A. Nhanh vui – tha thiết
B. Nhịp nhàng, uyển chuyển
C. Hành khúc
D. Du dương, trữ tình
Câu 3: Dấu nhắc lại hay còn được gọi là?
A. Dấu lặp lại
B. Dấu quay lại
C. Dấu hồi tấu
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 4: Đâu là kí hiệu của dấu nhắc lại?
Câu 5: Đâu là kí hiệu của dấu nhắc lại?
Câu 6: Câu nhạc có sử dụng nhịp lấy đà là
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Em hãy đọc tên các nốt nhạc xuất hiện trong bài đọc nhạc số 2 và nêu tên nốt nhạc thấp nhất?
A. Nốt nhạc thấp nhất là nốt Son dòng kẻ phủ dưới
B. Nốt nhạc thấp nhất là nốt Mi dòng kẻ phủ trên
C. Nốt nhạc thấp nhất là nốt La dòng kẻ phủ dưới
D. Nốt nhạc thấp nhất là nốt Fa dòng kẻ phủ dưới
Câu 2: Đâu là cách viết tắt lặp lại ô nhịp trước?
Câu 3: Đâu là cách viết tắt lặp lại từng nhóm nốt?
Câu 4: Quan sát hình và cho biết đây là dấu hiệu gì?
A. Dấu lặng tròn
B. Dấu lặng trắng
C. Dấu lặp lại
D. Dấu lặng móc tư
Câu 5: Quan sát hình và cho biết đây là dấu hiệu gì?
A. Dấu lặng đen
B. Dấu lặng đơn
C. Dấu lặp kép
D. Dấu lặng móc tư