Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 2: lí thuyết âm nhạc: nhịp lấy đà. Đọc nhạc: bài đọc nhạc số 1

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 2: lí thuyết âm nhạc: nhịp lấy đà. Đọc nhạc: bài đọc nhạc số 1 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 2: lí thuyết âm nhạc: nhịp lấy đà.  Đọc nhạc: bài đọc nhạc số 1
Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 2: lí thuyết âm nhạc: nhịp lấy đà.  Đọc nhạc: bài đọc nhạc số 1
Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 2: lí thuyết âm nhạc: nhịp lấy đà.  Đọc nhạc: bài đọc nhạc số 1
Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 2: lí thuyết âm nhạc: nhịp lấy đà.  Đọc nhạc: bài đọc nhạc số 1

CHỦ ĐỀ 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

TIẾT 2: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP LẤY ĐÀ.

ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ô nhịp đầu tiên trong Bài đọc nhạc sô 1 là phách thứ mấy trong nhịp 4/4

A. Phách 1

B. Phách 2

C. Phách 3

D. Phách 4

Câu 2: Nhịp lấy đà là gì?

A. Ô nhịp cuối cùng trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

B. Ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

C. Ô nhịp đoạn điệp khúc trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

D. Ô nhịp trước khi vào điệp khúc trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

Câu 3: Nội dung bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là?

A. Tình cảm của con đối với mẹ

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Niềm hân hoan, náo nức của các bạn học sinh trong những ngày đầu tựu trường

D. Ca ngợi cuộc sống tươi đẹp khi có tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ.

Câu 4: Bài hát "Đời sống không già vì có chúng em" có giai điệu

A. vui tươi, tràn đầy sức sống

B. nhẹ nhàng, da diết

C. sâu lắng

D. sôi động

Câu 5: Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường

A. kết thúc bằng một ô nhịp đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà

B. kết thúc bằng một ô nhịp lấy đà

C. kết thúc bằng một ô nhịp không đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà

D. Cả A, B, C

Câu 6: Nhịp 4/4 là gì?

A. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt trắng. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

B. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ 2 là phách mạnh, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

C. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

D. nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt trắng. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ

Câu 7: Nhịp lấy đà được đặt ở đâu?

A. Giữa bản nhạc            

B. Đầu bản nhạc

C. Cuối bản nhạc

D. Đoạn điệp khúc

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nội dung của bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là tình cảm của con đối với mẹ

B. Nội dung của bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là tình yêu quê hương đất nước

C. Nội dung của bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là niềm hân hoan, náo nức của các bạn học sinh trong những ngày đầu tựu trường

D. Nội dung của bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là ca ngợi cuộc sống tươi đẹp khi có tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài tâp đọc nhạc số 1 có hình nốt đen, nốt trắng

B. Nhịp lấy đà được đạt ở đầu bản nhạc

C. Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Nội dung bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là tình cảm của con đối với mẹ

B. Nội dung bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là tình yêu quê hương đất nước

C. Nội dung bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là niềm hân hoan, náo nức của các bạn học sinh trong những ngày đầu tựu trường

D. Nội dung bài hát “Đời sống không già vì có chúng em” là ca ngợi cuộc sống tươi đẹp khi có tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Bùi Anh Tú

B. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

C. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến

D. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Quỳnh Hợp (Lời Dương Xuân Linh)

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bài hát Khai trường là sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

B. Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường kết thúc bằng một ô nhịp lấy đà

C. Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường kết thúc bằng một ô nhịp không đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điền vào chỗ trống “Thông thường, các ô nhịp trong một bản nhạc đều phải có đủ số phách theo qui định của số chỉ nhịp. Tuy nhiên, riêng .... có thể đủ hoặc thiếu phách.”

A. ô nhịp mở đầu

B. ô nhịp kết thúc

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Em hãy quan sát 2 dòng nhạc dưới đây, lắng nghe và phân biệt sự khác nhau về tiết tấu

A. Ở dòng nhạc 2, số phách của ô nhịp đầu tiên ít hơn số phách so với ô nhịp khác.

B. Ở dòng nhạc 2, số phách của ô nhịp thứ hai ít hơn số phách so với ô nhịp khác.

C. Ở dòng nhạc 2, số phách của ô nhịp cuối cùng ít hơn số phách so với ô nhịp khác.

D. Ở dòng nhạc 2, số phách của ô nhịp đoạn điệp khúc ít hơn số phách so với ô nhịp khác.

Câu 3: Bài đọc nhạc dưới đây viết ở nhịp gì?

A. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 2/4

B. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 4/4.

C. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 3/4

D. Bài đọc nhạc viết ở nhịp 5/6

Câu 4: Em hãy cho biết nhịp lấy đà không có trong bài hát nào ?

 A. Mái trường mến yêu            

 B. Lý cây đa

 C. Tiếng chuông và ngọn cờ

 D. Hành khúc tới trường   

Câu 5: Một số bài hát có nhịp lấy đà mà em đã học là

A. Đi cấy

B. Hát chèo thuyền

C. Bài học đầu tiên

D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Câu nhạc có sử dụng nhịp lấy đà là

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy nhận xét ô nhịp cuối của bài hát “Con đường học trò”

A. Ô nhịp cuối của bài Con đường học trò kết thúc bằng ô nhịp không đầy đủ

B. Ô nhịp cuối của bài Con đường học trò kết thúc bằng ô nhịp đầy đủ

C. Ô nhịp cuối của bài Con đường học trò kết thúc bằng ô nhịp lấy đà

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 2: Em hãy nhận xét ô nhịp cuối của bài hát “Mưa rơi”

A. Ô nhịp cuối của bài Con đường học trò kết thúc bằng ô nhịp không đầy đủ

B. Ô nhịp cuối của bài Con đường học trò kết thúc bằng ô nhịp đầy đủ

C. Ô nhịp cuối của bài Con đường học trò kết thúc bằng ô nhịp lấy đà

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Em hãy quan sát và kể tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài đọc nhạc?

A. Nốt nhạc là Son, Mi, Rê; Hình nốt là nốt đen, nốt trắng, dấu chấm đôi

B. Nốt nhạc là Rê, Mí, Rế; Hình nốt là nốt đen, nốt trắng, dấu lặng đen

C. Nốt nhạc là Son, Mi, Rê, Mí, Rế; Hình nốt là nốt đen, dấu lặng đen, dấu chấm đôi

D. Nốt nhạc là Son, Mi, Rê, Mí, Rế; Hình nốt là nốt đen, nốt trắng, dấu lặng đen, dấu chấm đôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay