Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 19

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 19. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN

TIẾT 19

HỌC BÀI HÁT: MÙA XUÂN ƠI

NGHE NHẠC: SÔNG ĐAKRÔNG MÙA XUÂN VỀ

(22 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài hát Mùa xuân ơi là của nhạc sĩ nào?

A. Nguyễn Ngọc Thiện.

B. Trịnh Công Sơn.

C. Trần Tiến.

D. Phong Nhã.

 

Câu 2: Bài hát Mùa xuân ơi nói về điều gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.

B. Nói về những truyền thống ngày Tết của Việt Nam.

C. Niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 3: Bài hát Mùa xuân ơi được chia làm mấy đoạn?

A. 5 đoạn.

B. 4 đoạn.

C. 3 đoạn.

D. 2 đoạn.

 

Câu 4: Đoạn 1 của bài hát là đoạn nào?

A. Từ Xuân xuân ơi… đến …chào một mùa xuân mới.

B. Từ Xuân xuân ơi… đến …mừng xuân sang.

C. Từ Xuân xuân ơi… đến …yên ấm an vui.

D. Từ Xuân xuân ơi… đến …tiếng chúc giao thừa mừng đón mùa xuân.

 

Câu 5: Đoạn 2 của bài hát là đoạn nào?

A. Từ Nghe âm vang… đến …xuân đã về.

B. Từ Nghe âm vang… đến …chào một mùa xuân mới.

C. Từ Nghe âm vang… đến …gặp nhiều an vui.

D. Từ Nghe âm vang… đến …bao điều mong ước.

 

Câu 6: Nhịp điệu bài hát Mùa xuân ơi như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

B. Sôi động.

C. Vui tươi, rộn ràng.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 7: Dòng nào dưới đây bao gồm những hình ảnh xuất hiện trong bài hát?

A. Cánh én, bông đào hồng, đất nước gấm hoa, bao em thơ khoe áo mới.

B. Cánh én, đóa mai vàng, đất nước gấm hoa, bao em thơ khoe áo mới.

C. Cánh én, đóa mai trắng, đất nước gấm hoa, bao em thơ khoe áo màu.

D. Cánh én, đóa mai vàng, đất nước phồn vinh, bao em thơ khoe áo màu.

 

Câu 8: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về do ai sáng tác?

A. Nhạc sĩ Trần Tiến.

B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

C. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

D. Nhạc sĩ Tố Hải.

Câu 9: Giai điệu bài hát Sông Đakrông mùa xuân về như thế nào?

A. Trầm buồn, thiết tha.

B. Thiết tha, nhẹ nhàng.

C. Vui tươi, rộn ràng.

D. Chậm rãi, vui tươi.

 

Câu 10: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về thể hiện tình cảm gì của tác giả?

A. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

B. Tình yêu đối với mảnh đất Tây Nguyên giàu tài nguyên thiên nhiên.

C. Giới thiệu cảnh sắc dòng sông Đakrông ở Tây Nguyên khi mùa xuân về.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung bài hát Mùa xuân ơi?

A. Bài hát ca ngợi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền. Từ đó, tác giả thể hiện niềm tự hào về văn hóa dân tộc.

B. Bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xanh tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ đó, tác giả bộc lộ niềm vui sướng khi mùa xuân về.

C. Bài hát kể ra những hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân để mọi người có thêm hiểu biết. Từ đó, tác giả bộc lộ sự hân hoan khi xuân về.

D. Bài hát thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhà nhà sum vầy, hạnh phúc đón xuân về và cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.

 

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là chính xác khi nói về những hình ảnh xuất hiện trong bài hát?

A. Đều là những hình ảnh tiêu biểu, tượng trưng cho mùa xuân.

B. Đều là những hình ảnh bình dị, mộc mạc của làng quê.

C. Đều là những hình ảnh tiêu biểu cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 3: Dòng nào sau đây không đúng khi nói về nhịp điệu bài hát?

A. Bài hát có nhịp điệu rộn ràng, hân hoan.

B. Bài hát có nhịp điệu rộn ràng, tươi vui.

C. Bài hát có nhịp điệu nhẹ nhàng, trầm buồn.

D. Bài hát có nhịp điệu tươi vui, nô nức.

 

Câu 4: Đâu là câu chúc xuất hiện trong bài hát?

A. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Tiếng chúc giao thừa mừng đón xuân sang.

B. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui.

C. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang.

D. Kính chúc muôn người với bao điều mong ước, Chào một mùa xuân mới.

 

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, lời Phong Nhã.

B. Bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

C. Bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã.

D. Bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã, lời Nguyễn Ngọc Thiện.

 

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm bao nhiêu

A. 1948.

B. 1950.

C. 1951.

D. 1952.

 

Câu 2: Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện có đặc điểm gì?

A. Mang màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ.

B. Mang màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài quê hương đất nước.

C. Mang màu sắc trữ tình, đượm buồn, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ.

D. Mang màu sắc trữ tình, đượm buồn, thường viết về đề tài quê hương đất nước.

 

Câu 3: Ngoài là nhạc sĩ, Nguyễn Ngọc Thiện còn làm nghề gì?

A. Bác sĩ.

B. Nha sĩ.

C. Giáo viên thanh nhạc.

D. Ca sĩ.

 

Câu 4: Ca khúc nào dưới đây là của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện?

A. Ngọn lửa trái tim.

B. Những ước mơ.

C. Ngày đầu tiên đi học.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Nguyễn Ngọc Thiện học sáng tác ở đâu?

A. Học viện Âm nhạc Việt Nam.

B. Học viện Âm nhạc Huế.

C. Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài hát nào sau đây có cùng nội dung giống bài hát Mùa xuân ơi?

A. Mùa hoa phượng nở.

B. Ngày tết quê em.

C. Mùa thu ngày khai trường.

D. Áo mùa đông.

 

Câu 2: Trong bài hát có mấy dấu luyến?

A. 6.

B. 8.

C.  9.

D. 7.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay