Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 29
Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 29. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸPTIẾT 29
ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5
ÔN TẬP: BÀI HÁT ĐỜI CHO EM NHỮNG NỐT NHẠC VUI
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nhạc số 5 viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 3/4.
B. Nhịp 2/2.
C. Nhịp 2/4.
D. Nhịp 4/4.
Câu 2: Nhịp 2/4 gì?
A. Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong đó, số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu mạnh và phách sau nhẹ; trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt đen.
B. Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong đó,số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu mạnh và phách sau nhẹ; trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt trắng.
C. Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong đó,số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu nhẹ và phách sau mạnh; trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt đen.
D. Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong đó,số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu nhẹ và phách sau mạnh; trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt trắng.
Câu 3: Bài đọc nhạc số 5 có nhịp độ như thế nào?
A. Lento.
B. Andantino.
C. Allegretto.
D. Moderato.
Câu 4: Bài đọc nhạc số 5 là dân ca nước nào?
A. Dân ca Ý
B. Dân ca Ukraina.
C. Dân ca Brazil.
D. Dân ca Đức.
Câu 5: Nhịp 2/4 thông thường được sử dụng trong các bài hát nào?
A. Nhạc cách mạng.
B. Nhạc cổ điển.
C. Nhạc rock.
D. Nhạc thiếu nhi.
Câu 6: Bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui có nhịp độ là gì?
A. Allegretto.
B. Moderato.
C. Allegro.
D. Presto.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Dòng nào nêu đúng tên các nốt nhạc có trong Bài đọc nhạc số 5?
A. Đồ, Rê, Mi, La, Si, Đô.
B. Đồ, Rê, Mi, Pha, La, Si.
C. Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô.
D. Đồ, Rê, Mi, Son, Si, Đô.
Câu 2: Bài đọc nhạc số 5 có bao nhiêu ô nhịp?
A. 12 ô nhịp.
B. 14 ô nhịp.
C. 16 ô nhịp.
D. 18 ô nhịp.
Câu 3: Bài đọc nhạc số 5 sử dụng mấy dấu chấm dôi?
A. 7 dấu.
B. 6 dấu.
C. 4 dấu.
D. 2 dấu.
Câu 4: Nốt nhạc nào có dấu chấm dôi?
A. Nốt Son.
B. Nốt Rê.
C. Nốt Mi.
D. Nốt La.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Sắp xếp các câu hát sau để được đoạn lời chính xác trong bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui.
(1) Đô Mi Rê Pha Mi Son Pha La Son Si La Đô Si Rê Đô.
(2) Đô Đô Pha Pha La La Đô Đô.
(3) Mi Rê Đô Si La Son Pha Mi Rê Đô Pha Pha.
(4) Rê Rê Son Son Si Si Rê Rê.
(5) Mi Rê Đô Si La Son Pha Son La La La.
A. (2) – (1) – (4) – (3) – (5).
B. (2) – (4) – (5) – (1) – (3).
C. (2) – (4) – (5) – (3) – (1).
D. (2) – (1) – (4) – (5) – (3).
Câu 2: Câu “Thầy cho em, thầy cho em nét vẽ tươi xanh và cô giáo em với trái tim mến thương hiền lành” nằm ở đoạn nào của bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui?
A. Đoạn 2.
B. Cả đoạn 1 và đoạn 2.
C. Đoạn 1.
D. Câu hát không thuộc bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui.
Câu 3: Bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui có bao nhiêu ô nhịp?
A. 37 ô nhịp.
B. 39 ô nhịp.
C. 40 ô nhịp.
D. 42 ô nhịp.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Tên các nốt nhạc có trong hình ảnh dưới là những nốt nào?
A. Pha, La, Đô, Pha, Si, Rê.
B. Pha, La, Pha, Son, Si, Rê.
C. Pha, La, Đô, Rê, Son, Si.
D. Pha, La, Mi, Son, Rê, Si.
Câu 2: Trong đoạn nhạc sau, nốt nhạc nào sử dụng dấu chấm dôi, nốt nhạc nào sử dụng dấu nối?
A. Nốt La, Mi sử dụng dấu chấm dôi; nốt Pha sử dụng dấu nối.
B. Nốt Pha sử dụng dấu chấm dôi; nốt La, Mi sử dụng dấu nối.
C. Nốt Pha sử dụng dấu chấm dôi; nốt La, Son sử dụng dấu nối.
D. Nốt La, Son sử dụng dấu chấm dôi; nốt Pha sử dụng dấu nối.