Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 30

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 30. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP

TIẾT 30

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ PYOTR ILYICH TCHAIKOVSKY VÀ KHÚC NHẠC CHÈO THUYỀN

ÔN TẬP: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5

(24 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky sinh năm bao nhiêu?

A. 1838.

B. 1845.

C. 1840.

D. 1843.

 

Câu 2: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky là người nước nào?

A. Đức.

B. Pháp.

C. I-ta-li-a.

D. Nga.

 

Câu 3: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky mất năm bao nhiêu?

A. 1895.

B. 1893.

C. 1896.

D. 1898.

 

Câu 4: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky để lại cho nền âm nhạc Nga và thế giới bao nhiêu bản giao hưởng?

A. 4 bản.

B. 6 bản.

C. 8 bản.

D. 9 bản.

 

Câu 5: Vở nhạc kịch nào sau đây là của nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky?

A. Evgeny Onegin.

B. Con đầm pích.

C. Chiếc kẹp hạt dẻ.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 6: Để ghi nhớ những cống hiến to lớn và xuất sắc của nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nước Nga đã tổ chức cuộc thi nào?

A. Cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky.

B. Cuộc thi diễn tấu âm nhạc Tchaikovsky.

C. Cuộc thi hát những ca khúc Tchaikovsky.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 7: Khúc nhạc Chèo thuyền thuộc tổ khúc nào?

A. Thuộc tổ khúc Mười hai tháng viết cho piano.

B. Thuộc tổ khúc Mười hai tháng viết cho violin.

C. Thuộc tổ khúc Bốn mùa viết cho piano.

D. Thuộc tổ khúc Bốn mùa viết cho violin.

 

Câu 8: Các khúc nhạc trong tổ khúc Bốn mùa lấy cảm hứng từ đâu?

A. Từ nội dung, ý thơ của các nhà thơ trên toàn thế giới.

B. Từ nội dung, ý thơ của các nhà thơ Nga Như Pushkin, Vyazemsky.

C. Từ sự quan sát thiên nhiên bốn mùa của nhạc sĩ.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Khúc nhạc Chèo thuyền viết về tháng mấy?

A. Tháng Hai.

B. Tháng Tám.

C. Tháng Sáu.

D. Tháng Mười Hai.

 

Câu 10: Khúc nhạc Chèo thuyền có giai điệu như thế nào?

A. Giai điệu nhẹ nhàng, thiết tha.

B. Giai điệu chậm rãi, trầm buồn.

C. Giai điệu vui tươi, rộn rã.

D. Giai điệu thiết tha, trầm lắng.

 

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng về di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky?

A. 3 bản giao hưởng, 3 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

B. 3 bản giao hưởng, 6 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

C. 6 bản giao hưởng, 3 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

D. 6 bản giao hưởng, 6 vở nhạc kịch, vũ kịch Hồ thiên nga và rất nhiều bản hòa tấu, độc tấu lớn nhỏ viết cho dàn nhạc và nhạc cụ cùng hàng trăm ca khúc.

 

Câu 2: Để ghi nhớ những cống hiến to lớn và tôn vinh nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nước Nga đã cho xây dựng những gì?

A. Tượng đài Tchaikovsky.

B. Nhạc viện Moscow.

C. Bảo tàng, đường phố mang tên ông.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky được tổ chức mấy năm một lần?

A. 2 năm một lần.

B. 4 năm một lần.

C. 5 năm một lần.

D. 3 năm một lần.

 

Câu 4: Khúc nhạc Chèo thuyền khắc họa hình ảnh gì?

A. Hình ảnh con thuyền nhỏ đang nhẹ lướt trên sông.

B. Hình ảnh dòng sông với những con thuyền xếp hàng nối đuôi nhau.

C. Hình ảnh con người đang chèo thuyền trên dòng sông.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Khúc nhạc Chèo thuyền có nhịp độ như thế nào?

A. Nhịp độ hơi nhanh.

B. Nhịp độ nhanh.

C. Nhịp độ chậm.

D. Nhịp độ hơi chậm.

Câu 6: Khúc nhạc Chèo thuyền viết theo nhịp bao nhiêu?

A. Nhịp 2/4.

B. Nhịp 4/4.

C. Nhịp 3/4.

D. Nhịp 6/8.

 

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Các tiểu phẩm trong tổ khúc Bốn mùa có nội dung gì?

A. Thể hiện các phong tục tập quán ở nông thôn nước Nga, đời sống thị thành ở Petersburg thời kì đó.

B. Khắc họa bức tranh phong cảnh của nước Nga.

C. Khung cảnh sinh hoạt của người dân Nga.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về khúc nhạc Chèo thuyền?

A. Giai điệu nhanh, hối hả như những động tác dứt khoát của người chèo thuyền.

B. Giai điệu chậm rãi, bằng lặng như những dòng sông êm đềm ở nước Nga.

C. Giai điệu nhẹ nhàng khoan thai, lúc cao trào, lúc trầm bổng mô phỏng những động tác chèo nhịp nhàng và tiếng mái chèo khua nước trên những dòng sông.

D. Giai điệu rộn ràng, vui tươi như tiếng nói cười của những người chèo thuyền ở những dòng sông của nước Nga.

 

Câu 3: Tổ khúc Bốn mùa có bao nhiêu khúc nhạc?

A. 12 khúc nhạc.

B. 4 khúc nhạc.

C. 2 khúc nhạc.

D. 10 khúc nhạc.

Câu 4: Nhạc sĩ Tchaikovsky là nhà soạn nhạc Nga thời kì nào?

A. Thời kì Cách mạng.

B. Thời kì Phục hưng.

C. Thời kì Lãng mạn.

D. Thời kì Hiện thực.

 

Câu 5: Đoạn nhạc sau có mấy dấu nối, mấy dấu luyến?

A close-up of a musical instrument

Description automatically generated with medium confidence

A. 3 dấu nối, 1 dấu luyến.

B. 2 dấu nối, 2 dấu luyến.

C. 4 dấu nối, 0 dấu luyến.

D. 1 dấu nối, 3 dấu luyến.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Khúc nhạc nào sau đây thuộc 12 khúc nhạc của tổ khúc Bốn mùa?

A. Lễ hội.

B. Hoa tuyết.

C. Bài ca mùa thu.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Đâu là khúc nhạc viết cho tháng Mười Hai?

A. Xe tam mã.

B. Giáng sinh.

C. Những đêm trắng.

D. Bên lò sưởi.

Câu 3: Dòng nào dưới đây là thứ tự sắp xếp trước sau chính xác các khúc nhạc trong tổ khúc Bốn mùa?

A. Bên lò sưởi, Lễ hội, Khúc hát sơn ca, Hoa tuyết, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Mùa gặt, Đi săn, Bài ca mùa thu, Xe tam mã, Giáng sinh.

B. Bên lò sưởi, Lễ hội, Hoa tuyết, Khúc hát sơn ca, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Mùa gặt, Đi săn, Bài ca mùa thu, Xe tam mã, Giáng sinh.

C. Bên lò sưởi, Lễ hội, Hoa tuyết, Khúc hát sơn ca, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Đi săn, Mùa gặt, Bài ca mùa thu, Xe tam mã, Giáng sinh.

D. Bên lò sưởi, Lễ hội, Hoa tuyết, Khúc hát sơn ca, Những đêm trắng, Chèo thuyền, Bài ca người cắt cỏ, Mùa gặt, Đi săn, Xe tam mã, Bài ca mùa thu, Giáng sinh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay