Trắc nghiệm bài 5 CD: Hô hấp ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5 Hô hấp ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 5. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1.  Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. Rễ.       

B. Thân.       

C. Lá.       

D. Quả

Câu 2: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

A. Ti thể.    

B. Tế bào chất.    

C. Lục lạp.    

D. Nhân.

Câu 3: Hô hấp là quá trình

A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Câu 4: Chu trình Crep diễn ra trong

A. Chất nền của ti thể.    

B. Tế bào chất.

C. Lục lạp.    

D. Nhân.

Câu 5: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

 Câu 6: Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

A. (-5oC) - (5 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

B. (0 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

C. (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

D. (10 oC) - (20 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Câu 7. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.

B. axit lactic + CO2 + năng lượng.

C. rượu etylic + năng lượng.

D. rượu etylic + CO2.

Câu 8: trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

A. chuối truyền electron.    

B. chương trình Crep.

C. đường phân.    

D. tổng hợp Axetyl - CoA.

Câu 9: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

A. chỉ rượu etylic.    

B. rượu etylic hoặc axit lactic.

C. chỉ axit lactic.    

D. đồng thời rượu etylic và axit lactic.

Câu 10: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

A. 35oC - 40oC.       

B. 40oC - 45oC.       

C. 30oC - 35oC.       

D. 45oC - 50oC.

Câu 11: Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

A. C4.       

B. CAM.       

C. C3.       

D. C4 và thực vật CAM.

Câu 12: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucosec, tế bào thu được

A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

Câu 13:  Chuỗi truyền electron tạo ra

A. 32 ATP.       

B. 34 ATP.       

C. 36 ATP.      

D. 38 ATP.

Câu 14: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là:

A. Cung cấp năng lượng chống chịu

B. Tăng khả năng chống chịu

C. Tạo ra sản phẩm trung gian

D. Miễn dịch cho cây

Câu 15: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là: 

A. Không bào

B. Ti thể

C. Trung thể

D. Lạp thể

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp ) tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.

D. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 2: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?

(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp

(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.

Phương án trả lời đúng là:

A. (3), (4) và (5).   

B. (1), (4) và (5).

C. (2), (3) và (6).    

D. (1),(4) và (6).

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp

B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau

C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp

D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 4: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

A. Làm giảm nhiệt độ

B. Làm tăng khí O2

C. Tiêu hao chất hữu cơ

D. Làm giảm độ ẩm

Câu 5:  So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men

A. 19 lần

B. 18 lần

C. 17 lần

D. 16 lần

Câu 6: Hệ số hô hấp (RQ) là:

A. Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp

B. Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp

C. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp

D. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp

Câu 7: Khi nói về giai đoạn đường phân trong hô hấp hiếu khí, phát biểu nào sau đây sai?

A. Giai đoạn đường phân hình thành NADH

B. Giai đoạn đường phân oxi hóa hoàn toàn Glucozo

C. Giai đoạn đường phân hình thành 1 ít ATP

D. Giai đoạn đường phân cắt glucozo thành axit piruvic

Câu 8: Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?

1.     Sản xuất rượu bia

2.    Làm sữa chua

3.    Muối dưa

4.    Sản xuất giấm

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 9: Khi nói về hô hấp và quan hệ dinh dưỡng nito, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ hô hấp tăng thì NH3 trong cây cũng tăng

B. Cường độ hô hấp tăng thì lượng NH3 trong cây giảm

C. Việc tăng giảm của quá trình hô hấp và lượng NH3 trong cây không liên quan nhau

D. Cường độ hô hấp tăng thì hàm lượng protein trong cây giảm

Câu 10:  Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng

B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng

C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng

D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?

A. Tế bào già, tế bào trưởng thành

B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết

C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết

D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết

Câu 2: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 

A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản

B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp

C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được

D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh

Câu 3: trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

A. chuối truyền electron.    

B. chương trình Crep.

C. đường phân.    

D. tổng hợp Axetyl - CoA.

Câu 4: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò:

A. là chất cho electron

B. là chất nhận electron cuối cùng

C. làm chất trung gian chuyền e

D. chất khử trong chuỗi truyền e

Câu 5: “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và (3) lần lượt là

A. quang hợp, tổng hợp, O2

B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng

C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng

D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Một phân tử Glucozo có khoảng 674 kcal năng lượng bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep chỉ tạo 4 ATP ( khoảng 28 kcal). Phần năng lượng còn lại của Glucozo dự trữ ở đâu?

1.    Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này

2.    Mất dưới dạng nhiệt

3.    Trong O2

4.    Trong các phân tử nước được tạo ra trong hô hấp

5.    Trong NADH và FADH2

A. 1, 2, và 3

B. 2, 3 và 4

C. 2, 3, 4 và 5

D. 2 và 5

Câu 2: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.

B. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.

C. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.

D. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

Câu 3: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau 

Thí nghiệm 1.  Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2. Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm;  lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

A. Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.

B. Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.

C. Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1. Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần bao gồm 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.

Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.

Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 đến 2 giờ.

Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.

Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?

A. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.

B. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

C. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.

D. Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.

Câu 5: Sau khi thụ hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,...), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

A. Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí đề hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm.

B. Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ.... của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. 

C. Để bảo quản các loại hạt cần để trong túi nylon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải(cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí đề hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay